hiệu cuối diễn văn: "Vạn tuế đại lãnh tụ Mao chủ tịch!" như thường lệ.
Cuộc đời bà sống với cộng sản thực ra cũng chỉ là một thứ đi đầy trong sự
hào nhoáng bề ngoài. Bà không khỏi đau lòng khi thấy tên em gái là Tống
Mỹ Linh bị coi là tội phạm chiến tranh số một tại Trung Cộng, và gia đình
nhà họ Tống bị coi là một trong bốn gia đình tội ác nhất Trung hoa.
Khánh Linh đã có một đời góa phụ dài nhất, suốt 56 năm kể từ năm 1925
khi Tôn Dật Tiên từ trần và bà còn rất trẻ, mới chỉ có 32 tuổi, cái tuổi đẹp
nhất của một người đàn bà. Bà có rất nhiều người ái mộ, cả người Trung
hoa và người ngoại quốc. Thủ tướng Nehru của Ấn Độ gặp bà năm 1927 tại
Mạc tư khoa đã vô cùng say mê bà. Về sau này trong phòng làm việc của
Nehru lúc nào cũng có treo hai tấm hình đàn bà, một tấm là hình của người
vợ đã chết và một tấm là hình của Khánh Linh.
Ngoài Nehru ra còn nhiều ký giả ngoại quốc cũng say mê bà sau khi gặp
bà. Sau này người ta đồn rằng bà có một mối tình khác đối với người thư
ký riêng của bà, nhưng chuyện đó có thể là sản phẩm tưởng tượng của
Giang Thanh nhằm hạ uy tín của bà. Người Trung hoa thương xót bà phải
sống cảnh góa bụa khi còn rất trẻ, nhưng họ cũng không muốn bà kết hôn
một lần nữa. Họ muốn bà là một hình ảnh đẹp vĩnh hằng. Thực ra Khánh
Linh lúc nào cũng thận trọng giữ gìn tiếng thơm của bà. Bà không phải chỉ
là một góa phụ thủ tiết thờ chồng đã chết, và cũng không phải chỉ là một
góa phụ đạo đức bảo vệ danh tiếng trong sạch của mình. Đúng ra bà đã kết
hôn với lý tưởng của bà, và không muốn làm nguy hại đến những lý tưởng
đó để kẻ thù có thể làm ô nhục bà.
Khánh Linh không có con. Bà bị xảy thai một lần trong lúc phải chạy trốn
khi dinh tổng thống tại Quảng Châu bị quân phản loạn của Trần Quýnh
Minh tấn công. Trong những năm cuối cùng của bà, Khánh Linh để hết tâm
trí chăm sóc hai người con gái nuôi. Khi phong trào Hồng vệ binh tan rã, và
Giang Thanh bị bắt, cuộc đời bà lại trở lại bình lặng. Lần xuất hiện cuối
cùng của bà trước công chúng là ngày 8-5-1981, khi bà nhận bằng tiến sĩ
luật khoa danh dự tại đại học Victoria, Gia Nã Đại.
Khánh Linh ủng hộ đường lối kinh tế thực nghiệm của Đặng Tiểu Bình.
Khi nhóm Giang Thanh bị bắt, và Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền, bà