Charliẹ Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là
Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán
sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách
mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh.
Nếu Tống Giáo Nhân không có ba cô con gái thì cuối cùng gia đình nhà họ
Tống sẽ không giầu sang quyền thế đến thế, và cũng sẽ chỉ là một gia đình
trọc phú tầm thường trong cái đám đông đảo những người Trung Hoa giầu
có. Nhưng Tống Giáo Nhân sinh được ba cô con gái rất quý tướng. Đúng
ra Tống Giáo Nhân có sáu người con, ba trai và ba gái. Nhưng chính ba cô
con gái này đã trở thành những nhân vật xuất chúng trên chính trường
Trung Hoa, vì kết hôn với những lãnh tụ lớn của Trung Hoa. Ba chị em nhà
họ Tống đã tạo được một sự nghiệp chính trị hiển hách và những sản
nghiệp vĩ đại cho nhà họ Tống.
Trong số ba người con gái của Tống Giáo Nhân, chỉ có bà Tống Khánh
Linh tạo được một địa vị cao quý trong lịch sử và tâm hồn người Trung
Hoa. Bà được cả hai phe cộng sản và Quốc dân đảng kính trọng. Tống
Khánh Linh kết hôn với Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng Trung hoa của
đầu thế kỷ 20. Trong lịch sử Trung hoa có hai cuộc cách mạng quan trọng
nhất, đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu của xã hội và nhà nước. Cuộc cách
mạng thứ nhất là của Tần Thủy Hoàng năm 221 trước tây lịch, đã chấm
dứt kỷ nguyên phong kiến, và thiết lập chế độ quân chủ tập quyền chuyên
chế. Cuộc cách mạng thứ hai là của Tôn Dật Tiên năm 1911, còn được gọi
là cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi đã lật đổ sự thống
trị của vua chúa, và dẫn tới việc thành lập chế độ dân chủ.
Khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, bà Tống Khánh Linh trở thành biểu
tượng sống của cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Bà quyết định ở lại với những
người cộng sản chiến thắng năm 1949, từ chối không rời bỏ nước Trung
Hoa yêu quý của bà. Bà không bao giờ theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng bà
được những người cộng sản, từ Mao Trạch Đông trở xuống, hết sức kính