BẠC LIÊU XƯA - Trang 105

». Tuy nhiên, người ta vẫn quen gọi là chùa Cây Me hơn, mặc dầu cây me ở
nơi đây lâu ngày đã trốc gốc không còn nữa.

7) NGÔI MỘ CỔ CỦA ÔNG ĐÀO CHÂU THÁI VÀ

NGHĨA ĐỊA BINH SĨ THỜI GIA LONG TẨU QUỐC

Tại làng Vĩnh Lợi có một ngôi mộ cổ : mộ ông Tổng Việc Đào

Châu Thái dưới thời Nam triều cai trị hai tổng Thạnh An và Thạnh Hưng
nhập một.

Mặt khác, năm 1929 khi người ta đào đất tại làng Tân Duyệt (Cà

Mau) để đúc nền xây cất quận đường, có tìm thấy một nghĩa địa dự đoán là
của binh sĩ chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi ngặt chạy đến vùng nầy.
Quật những ngôi mộ lên, thấy có những nữ trang, nút áo bằng mã nảo, và
những vật dụng chỉ có trong hoàng triều tại Huế.

8) DI TÍCH MỘT CHIẾC THUYỀN NGỰ CỦA CHÚA

NGUYỄN ÁNH TẠI RỪNG NĂM CĂN

Tại rừng Năm Căn thuộc U Minh hạ, hãy còn di tích một chiếc

thuyền ngự của chúa Nguyễn Ánh đã vùi lấp nơi đấy. Căn cứ vào di tích
nầy, người ta nhận thấy trước kia là bãi biển mà nay đất đã bồi thành rừng.

Nguyên khi bôn tẩu vào Nam, chúa Nguyễn Ánh đã lần theo vùng

châu thổ Cửu Long giang để lẩn tránh Tây Sơn. Trong sự di chuyển, chúa
Nguyễn khi thì đi đường bộ, lúc thì dùng đường thủy, đặc biệt khi theo
đường thủy xuống tận vùng U Minh hạ bây giờ, chúa ngồi thuyền ngự dong
ruổi. Gặp cơn Tây Sơn đuổi bức, chúa phải bỏ thuyền, lên bộ lướt dặm
băng ngàn tị nạn.

Chiếc thuyền ngự bỏ hoang, lâu ngày chầy tháng đất phù sa lấp bồi

hết cả thân thuyền, chỉ còn trơ mũi thuyền nổi lên cao. Chung quanh là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.