BẠC LIÊU XƯA - Trang 104

Ngoài hai chùa Vĩnh triều Minh và Buothalet đã kể, hãy còn có

chùa Vĩnh Phước An và chùa Tam Sơn quốc vương hay chùa Cây Me cũng
có tiếng trong tỉnh.

Chùa Vĩnh Phước An trên đường đi ra biển, xây cất từ trước thời

Pháp thuộc. Chùa nầy được thiện nam tính nữ đến lễ bái rất đông, vì bên
trong thờ phụng cũng như các chùa khác, chẳng có gì huyền hoặc. Trái lại,
chùa Tam Sơn quốc vương hay chùa Cây Me lại có một đoạn sự tích truyền
kỳ :

Sau cuộc nổi loạn của hai người Miên tên Tia và Sum tự xưng đại

tướng hay Đại nguyên soái (Sana) sách động dân chúng chống Nam triều,
có hai người Hoa kiều tên Tua và Siêu chẳng rõ từ đâu đến Bạc Liêu để
tuyển mộ người vào Thiên địa hội. Chúng tổ chức ở những đồng ruộng gần
con lộ cao, đặt lư hương đốt nhang trầm hương khói suốt ngày đêm. Mục
đích là lợi dụng sự mê tín của nhân dân để mưu đồ thực hiện những mục
tiêu chính trị. Không để dung dưỡng những mưu đồ toan gây rối nầy, Nam
triều phái một vị lãnh binh đem quân dẹp loạn. Chúng bị giải tán, bỏ những
lư hương lại giữa đồng trống, gần rạch Giồng Me. Những trẻ chăn trâu
nghịch ngợm khiêng để dưới gốc một cây tre. Đám người sùng tín thấy thế,
mới cất một cái am tranh, lên nhang đèn cúng vái.

Bỗng có bịnh dịch tả hoành hành trong vùng. Hồi ấy y học còn phôi

thai bất lực ; đối vớ bịnh dịch người ta còn tin ở quyền năng của quan ôn
hơn là nghĩ tới vi trùng. Rồi thì khư khư lập đàn cầu đảo. Một vị thần nhập
xác đồng tự xưng là Tam Sơn quốc vương, hứa sẽ cứu chữa cho những ai
có lòng thành cầu khẩn.

Tin theo xác đồng, người trong vùng đua nhau đến am cây me dâng

lễ vật cúng tế suốt ngày đêm. Không rõ thần linh thật hay sự tình cờ, bịnh
dịch cũng vừa ngưng sát hại. Cảm ân ấy, người ta đóng góp xây nên ngôi
chùa khả quan lưu đến ngày nay, mang tên là chùa « Tam Sơn Quốc vương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.