BẠC LIÊU XƯA - Trang 128

Bởi có nhiều tảng đá trắng chồng chất từ 100 năm về trước, nên

người ta gọi là hòn Đá Bạc. Nơi hòn có một đồi cao, có sân rộng độ 50
thước vuông, tục gọi « sân tiên », và có một tảng đá hình vuông dài, mặt
bào phẳng, nằm dài ra bờ biển, được gọi là « cầu tiên ». Vì thuở xa xưa,
đây là nơi dành riêng cho đạo sĩ tu tâm dưỡng tánh. Người ta đồn, nơi đây
có những vị tu tiên đắc đạo, hiển linh giúp thế.

Khoảng năm 1956, do Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đề xướng,

thiện nam tín nữ kẻ công người của, đứng ra xây cất chùa « Hưng Huệ »
trên đỉnh hòn, vách ván, lợp thiếc cao bằng. Chùa giao cho hai đạo hữu coi
sóc, lo việc cúng kiến và phát thuốc Nam cho dân chài ở vùng ấp Đá Bạc.
Mỗi kỳ cúng tế, tín đồ các nơi kéo đến lễ bái khá đông.

Cây cối trên hòn, phần nhiều là xoài, chuối, ổi và các loại cây tạp,

không có cây quý giá. Chung quanh hòn bao bọc những tảng đá lớn nhỏ,
phong cảnh trông rất hùng vĩ thơ mộng. Mỗi năm có hàng ngàn du khách
vãng cảnh, chụp hình, cắm trại. Một thú nữa cho du khách, là đi tìm cạo ở
kẹt đá các loại hàu, ăn sống rất bổ. Về mùa gió chướng, lúc trời êm bể lặng,
từ xã Khánh Bình Tây ra hòn Đá Bạc bằng tàu buồm, hoặc ghe biển có gắn
máy phải mất hai tiếng đồng hồ.

Những khi sóng to gió lớn, thuyền bè sắp bị đắm, chạy vào đây ẩn

trú sẽ được bình yên, một chỗ thuận tiện cho ngư phủ đi lại làm ăn sinh
sống.

Nơi đây có thể nói là một thắng cảnh đặc biệt của tỉnh chót miền

Tây được nhiều du khách luyến mến và không tiếc lời ca ngợi khi đặt chân
viếng qua cảnh nầy.

VỊNH ĐÁ BẠC CHƠN QUI

Khi bể về đêm trăng đơm ngọc lộ,
Khi bóng về chiều nắng họa trần lao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.