GIÁ RAI : 4 Đình, 5 Nhà thờ Công giáo, 5 Chùa Nam Vang, 5 Chùa
Huê kiều, 3 Tịnh độ cư sĩ, 8 Cao Đài, 1 Chùa Hòa Hảo.
PHƯỚC LONG : 2 Nhà thờ Công giáo, 5 Chùa Nam Vang, 1 Tịnh
độ cư sĩ, 3 Cao Đài, 3 Chùa Miên.
Xem bảng liệt kê, quí bạn có cảm nghĩ như thế nào ? Nhiều chăng ?
ít chăng ?
Không phải so sánh các tỉnh khác đâu xa, cứ lấy ngay Cà Mau vốn
là một quận của Bạc Liêu khi xưa mà so về sự phát triển tông giáo, ta sẽ
nhận thấy như thế Bạc Liêu vẫn còn là ít đấy.
Dựa theo một bảng thống kê của chánh quyền trong năm 1961, về
mặt tông giáo hoàn toàn bị hạn chế. Các nhà thờ, đình, chùa, thánh thất,
hầu hết đều bị tàn phá. Sau tiếp theo chính quyền quốc gia, tái lập ban bố
quyền tự do tín ngưỡng, các tông giáo được phát triển tín đồ khắp nơi, nhất
là Công giáo, Tịnh độ cư sĩ. Nhân dân bèn xây dựng lại các cơ sở thờ
phượng, chấn hưng nền giáo lý cổ truyền của dân tộc. Trong tỉnh lỵ có 5
đền thần, 1 chùa Phật, 1 chùa Bà, 4 nhà giảng Tin Lành, 4 Thánh Thất Cao
Đài, 28 chùa Tịnh Độ Cư Sĩ, 42 Miễu, 16 Nhà Thờ Công Giáo.
Cà Mau mà còn phát triển tôn giáo đến mức ấy huống là Bạc Liêu ?
Vả chăng, Bạc Liêu xưa kia là người Hoa kiều chiếm đa số và
người Miên cũng khá đông ; mà người Miên và người Hoa kiều lại càng
nhiều tín ngưỡng hơn cả người Việt, cho nên các ngôi chùa Miên và các
ngôi chùa Hoa kiều lại cũng chiếm đa số, chẳng lạ gì. Điều đáng nói hơn
cả, ngoài các chùa của người Hoa kiều thờ Ông (Quan thánh đế quân) Bà
Mã Châu v.v…còn có một ngôi chùa Ông ở ngang chợ Bạc Liêu, bến đò đi
qua, có sắc thái đặc biệt khác lạ hơn cả mọi nơi.
MỘT NGÔI CHÙA ĐẶC BIỆT CỦA HOA KIỀU