BẠC LIÊU XƯA - Trang 68

Người dân quê đi khai hoang đến vùng nầy, muốn có chỗ che nắng

che mưa, tránh rắn độc nên dựng lên những cái chòi. Bởi vì đất sình đất
dớn không thể cất nhà như ở trên khô, người dân quê phải chặt cây làm nọc
đóng xuống sình rồi gác nạn bên trên làm sàn để cất nhà lên đó.

Công việc thật là gian nan vất vả, người dân quê phải tốn không biết

bao nhiêu mồ hôi, nước mắt ; kiên gan từ tháng nầy đến năm nọ. Công việc
kéo dài suốt chín, mười năm trường, mới lần hồi biến được vùng đất sình
lầy, đầy choai dớn trở thành cánh đồng mầu mỡ gieo trồng được.

Nếu chỉ có như vậy thôi, thì cái tên đồng Nọc Nạn không thể trở

thành một huyền thoại, tô đậm sự nhớ thương của mọi người, cũng như ấp
Bình An, Phong Phú.

Như trải qua gần một thế kỷ nay, người miền Nam biết đến đồng

Nọc Nạn nhiều, nhắc nhở đến đồng Nọc Nạn luôn, đó là do câu chuyện sau
đây :

Vào khoảng 40 năm về trước, hồi đồng Nọc Nạn còn là bãi hoang,

thì gia đình của ông cha một nông dân tên là Mười Chức, đã đi tiên phong
đến khai hoang ở đây.

Trải nhiều cực khổ, ông cha của Mười Chức và đám dân quê mới

biến đổi được đất sình thành ruộng lúa. Mọi người đang yên phận với cảnh
sống chơn lấm tay bùn trên đồng Nọc Nạn, thì có một cường hào ở vùng
Giá Rai, là một ông Phủ, đã lợi dụng thời cơ dựa vào thế lực của thực dân
Pháp vào thời kỳ đó, bằng cách vận động đứng ra lập sổ để một Huê kiều
tên Bang T đứng làm tấm bình phong, rồi xin đóng thuế với thực dân Pháp
để cướp đoạt đất đai do công lao của dân quê tạo nên.

Sau đó, ông Phủ cùng tên Mã Ngân đem lính tráng vào đồng Nọc

Nạn, tự tiện cắm trụ đá làm ranh đất, bắt hết thảy đám nông dân có công
khai hoang phải ký giấy làm tá điền, mướn ruộng của tên Huê kiều này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.