giác.
Việc phòng ngừa trước khi phát bệnh chẳng những giảm một cách đáng kể
nỗi đau bệnh tật cho mọi người, đồng thời còn nâng cao tuổi thọ bình quân
của toàn dân, tiết kiệm một khối lượng lớn nguồn vốn của quốc gia, nhìn
chung, môn y học dự phòng của giáo sư Hồng Chiêu Quang đem lại hiệu quả
cao mà ít tốn kém.
Quyển sách này được giáo sư Hồng Chiêu Quang tập hợp lại trên cơ sở các
bài phát biểu của ông. Để giúp bạn đọc dễ dàng nắm vững nội dung, sách
được chia làm 3 phần gồm chương quan niệm; chương tu thân và chương
dưỡng tâm, thêm tiêu đề chú thích, nhấn mạnh những đoạn đặc biệt quan
trọng và mang ý nghĩa cảnh tỉnh, nhằm giúp bạn đọc nắm vững nội dung.
LỜI TỰA
Đầu năm 2003, tình cờ chúng tôi được một người bạn tặng cho một quyển
sách “Kiện khang trung cáo” (tức “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”) của giáo
sư Hồng Chiêu Quang. Người bạn cho biết là ở Trung Quốc người ta tranh
nhau mua quyển này gửi cho bè bạn thân quen làm quà tặng. Cảm thấy thú
vị nên trong vòng hai đêm chúng tôi đã đọc xong tập sách trên, điều làm
chúng tôi thích thú nhất là tính thực tế và dí dỏm của sách, giúp người đọc
“đọc là hiểu ngay, hiểu và làm được, có thể nhận thấy kết quả sau khi thực
hành”… Ai ai đều xem việc có trong tay quyển “Bác sĩ tốt nhất là chính
mình” này là niềm hân hoan, hạnh phúc và hợp thời. Việc chú tâm đi vào
nghiên cứu môn y học dự phòng của giáo sư Hồng là do phát hiện hai hiện
tượng trái ngược: trong khi tỷ lệ căn bệnh tim mạch và tai biến mạch máu
não có xu hướng giảm ở các nước kinh tế phát triển, thì lại có xu hướng tăng
ở Trung Quốc; xét về nguồn kinh phí y tế, Trung Quốc chủ yếu chi cho công
tác điều trị, tức là khâu khắc phục hậu quả; còn ở các nước phát triển lại chi
nhiều cho giáo dục sức khỏe và phòng bệnh. Từ đó ông nảy sinh một ý nghĩa
“chỉ khi phổ cập đến cộng đồng, y học mới phát huy tác dụng tốt nhất”. Ông
mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên ngành, bắt đầu con đường phổ cập kiến
thức phòng bệnh. Còn về nguồn gốc các buổi thuyết trình sức khỏe thì như
lời ông kể: ban đầu chỉ là buổi tâm sự bên cạnh giường của một bệnh nhân
nào đó, dần dần, câu chuyện của ông thu hút những bệnh nhân khác, họ tụ
tập lại và lắng nghe, rồi từ phòng bệnh này tới phòng bệnh khác, bệnh
viện này tới bệnh viện khác, nhiều bệnh nhân và y bác sĩ đã thu hoạch được
nhiều điều bổ ích qua các buổi nói chuyện của ông nên đã truyền tai nhau từ