minh không biểu lộ phản ứng tình dục một cách tự nhiên như phụ nữ trong
xã hội nguyên thuỷ. Từ nhỏ họ đã có những quan niệm sai lầm về tình dục,
luôn chủ động kềm chế phản ứng tình dục của mình, căn bản không dám
nghĩ đến chuyện chủ động giành lấy cao trào tình dục trong tính giao. Xét
theo góc độ hoà hợp tình cảm vợ chồng, nếu vợ thù ghét, chán sợ hoặc thờ
ơ với chồng thì đều có phản xạ kìm hãm cao trào tình dục. Có chị còn dùng
phản xạ đó làm một thủ đoạn trả thù chồng.
Ngoài ra còn một loạt các nhân tố tâm lý khác gây ra chứng thiếu cao trào
tình dục. Ví dụ tâm trạng u uất, tự giận mình, e thẹn đều có thể kìm hãm
cao trào của nữ. Có chị đầy lòng lo ngại trong khi tính giao, tâm tư rối bời,
hoặc lo sao để làm tròn nghĩa vụ người vợ, hoặc lo ngại bản thân xấu xí,
hoặc sợ thụ thai, bị dày vò bởi nhiều tâm trạng rắc rối như vậy nên họ
không thể đạt được cao trào tình dục. Lại có chị lúc nào cũng lo bản thân
thiếu cao trào nên càng lo càng không thấy xuất hiện cao trào.
Trường phái về phân tích tinh thần đã phân tích chứng thiếu cao trào tình
dục theo góc độ xung đột tâm lý trong tiềm thức. Họ cho rằng chứng này ở
một số phụ nữ là do bất hạnh thời thơ ấu gây ra. Ví dụ cha mẹ bất hoà, cha
đối xử tàn bạo với mẹ, các cô gái lớn lên trong hoàn cảnh đó sẽ có tâm tư
sợ và không tin đàn ông. Sau khi kết hôn, tuy họ cũng yêu chồng nhưng
trong tiềm thức vẫn tồn tại tâm lý sợ và không tin đàn ông nên cản trở cao
trào xuất hiện.
Cuối cùng chúng tôi xin nói về hiện tương chán ghét tình dục. Đây không
phải là vấn đề về cơ năng mà là vấn đề về tâm lý chịu ảnh hưởng rất lớn
của nhân tố tâm lý, có liên quan nhất định với các chứng thiểu năng khác
nên cũng cần có hiểu biết chung về mặt này. Nam nữ đều có thể mắc chứng
chán ghét tính giao nhưng ở nữ nhiều hơn. Nó là một thứ phản ứng căm
ghét kéo dài hoạt động tình dục hoặc ý nghĩ về tình dục. Có người thể hiện
sự căm ghét về mặt tâm lý, có người lại để hiện về mặt sinh lý như buồn
nôn, đi ngoài, bồn chồn.