BÁC SỸ GIẢI ĐÁP SỨC KHOẺ TÌNH DỤC - Trang 87

pháp cấp cứu, ví dụ đưa cho vợ chiếc khăn và nói: "Em lau mặt đi rồi hãy
nói", hoặc rót một chén nước trà mời vợ: "Em uống đi”. Cũng có thể nói
một câu đùa cợt vô thưởng vô phạt làm dịu bầu không khí căng thẳng. Có
khi chỉ nói khéo một câu là làm cho vợ đang mếu máo phải bật cười, gia
đình lại vui vẻ đầm ấm ngay.

Có người nói, khi cãi nhau hai bên đều đã tuốt gươm ra khỏi vỏ, giận dữ
điên người, làm sao còn có đủ lý trí khống chế được tâm tình. Nói như vậy
cũng không phải là vô lý nhưng ở đây có vấn đề nặng - nhẹ, khoan - gấp.
Khi thấy đối phương điên giận, nếu bạn không kịp thời hãm phanh thì
khẳng định không thể nào kìm nén được tình hình xấu đi. Và chính lúc đó
lý trí con người đang lu mờ, có nổi nóng cũng chẳng được việc gì. Thà cứ
nín nhịn một chút lại hay hơn. Đợi khi đã bình tĩnh trở lại mới chuyện trò
nhẹ nhàng nói rõ tình đầu.

Muốn khống chế được độ dừng trong cãi nhau, cần chú ý đến một số tín
hiệu nguy hiểm. Nó là triệu chứng cho biết tình hình sẽ xấu thêm, khi phát
hiện ra là phải đình chiến ngay và tích cực dùng biện pháp cấp cứu. Có mấy
tín hiệu nguy hiểm thường thấy như sau:

1 Ném đồ đạc, đặc biệt là ném những thứ mà hai bên đều ưa thích.

2 Câm lặng và thu xếp hành lý.

3 Đột nhiên ngồi xuống làm một việc vớ vẩn nào đó.

4 Cười nhạt, tỏ ra khinh rẻ đối phương, cự tuyệt chuyện trò và trao đổi tình
cảm.

Các cặp vợ chồng biết cách cãi nhau còn có một bí mật không nói ai cũng
biết, đó là dù cãi nhau thế nào cũng không nói ra những câu làm tổn thương
tâm tình của đối phương. Tục ngữ nói: "Ác khẩu mất tình người", những lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.