DOANH NHÂN, DOANH NGHIÊP TRONG TÂM THỨC
NGƯỜI VIÊT
1. Thử đặt câu hỏi, ai là thương nhân đầu tiên của nước Việt và trong
tâm thức của người Việt ai là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán?
Xưa nay trong tâm thức dân gian Việt Nam, có bốn vị thần linh được
tôn vinh “tứ bất tử”- biểu tượng cho sự trường tồn, bất diệt của dân tộc
ta: Đức Thánh Tản (Sơn Tinh), Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử), Đức Thánh
Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Về vị thần linh Chử Đồng Tử, trong các thư tịch sách cổ của nước ta
đều có ghi chép rõ ràng. Trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện có
truyện Nhất Trạch Dạ (theo bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm -
Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - NXB Thế Giới - 1997) như sau:
“Hùng Vương truyền đến đời vua thứ ba thì sinh được một gái tên là Mỵ
nương Tiên Dung, mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, không muốn lấy
chồng, chỉ ham dạo chơi, thích tuần du trong thiên hạ, vua yêu chiều nên
cho nàng tùy ý. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba, sắm sửa thuyền
bè lênh đênh chơi nơi hải ngoại, đôi lúc mải vui quên cả về.
Bấy giờ ở hương Chử Xá có Chử Vi Vân sinh ra Đồng Tử, hai cha
con tính vốn từ, hiếu. Nhà gặp hỏa hoạn của cải sạch sanh, chỉ còn lại một
chiếc khố vải, hai cha con ra vào thay nhau mà mặc. Đến lúc cha già, lâm
bệnh, bảo Đồng Tử rằng:
- Cha chết thì cứ để truồng mà chôn, giữ khố lại cho con, may khỏi xấu
hổ.
Nhưng đến khi cha mất, Đồng Tử cứ lấy khố liệm chôn, còn mình thì
thân thể trần truồng, đói rét khổ sở. Đi đến bên sông cầm cần câu cá, mỗi