UNG THƯ TỬ CUNG (UNG THƯ MÀNG
TRONG TỬ CUNG)
Giống như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung cũng chia thành 5 giai
đoạn từ 0 – 4. Ung thư tử cung có tốc độ phát triển chậm hơn ung thư cổ tử
cung. Có khoảng 90% người mắc bệnh có thể phát hiện ra bệnh trước giai
đoạn 2. Do đó, tỉ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật ở những người mắc bệnh ở
giai đoạn 1 – 4 vào khoảng 71%, cao hơn 5% so với ung thư cổ tử cung. Tỉ
lệ sống ở giai đoạn 0 gần như 100%.
Trong số những người mắc bệnh ung thư tử cung, có khoảng 70% là ở độ
tuổi 50 – 69, độ tuổi trung bình là 58, 3/4 số người mắc bệnh là những
người đã mãn kinh. Trước đây, có rất ít người dưới 40 tuổi bị mắc bệnh
nhưng gần đây xu hướng những phụ nữ trẻ mắc bệnh đang dần tăng lên.
NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN HOOCMON NỮ
Việc tuổi thọ ngày càng tăng, số lượng người già không ngừng tăng lên
cũng là một trong những nhân tố dẫn đến tăng tỉ lệ mắc bệnh. Tại các nước
Âu Mỹ, do thói quen ăn uống, lượng mỡ động vật đưa vào cơ thể khá
nhiều, tỉ lệ phát bệnh tăng, bởi vậy, việc Âu Mỹ hóa thói quen ăn uống
cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung
thư tử cung.
Cơ chế phát bệnh của bệnh ung thư tử cung vẫn chưa được xác định rõ
nhưng có thể xác định rằng, nó có một mối quan hệ nào đó với hoocmon
nữ. Nếu lượng hoocmon nữ quá thừa hoặc không đủ đều dễ gây ra bệnh
ung thư tử cung.
Những người chưa từng có thai hoặc sinh đẻ, những người đẻ ít hoặc
những người mãn kinh muộn, do quãng thời gian bài tiết hoocmon nữ khá
dài nên nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung là khá cao. Những người trên 30