Triệu chứng toàn thân thể hiện ở cơ thể gầy ốm, sức yếu, thân nhiệt thấp,
chức năng thận suy yếu.
Đa số triệu chứng của bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể phát hiện thông
qua chẩn đoán trực tràng.
Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến cần phải tiến hành kiểm tra trực tràng,
siêu âm, xét nghiệm máu… thì mới cho kết quả chính xác.
Kiểm tra trực tràng được tiến hành như sau: bác sỹ đeo găng tay rồi trực
tiếp dùng ngón tay đưa qua hậu môn để kiểm tra tiền liệt tuyến nằm ở phía
trước trực tràng, đây là phương pháp đơn giản nhất mà lại hiệu quả cao để
xác định có bị mắc ung thư tiền liệt tuyến hay không. Nếu tiền liệt tuyến
sưng to, cứng, bề mặt lồi lõm thì có khả năng đã mắc bệnh ung thư tiền liệt
tuyến.
Siêu âm tiền liệt tuyến thông qua trực tràng là phương pháp không gây
đau đớn cho người bệnh, đồng thời còn có thể kịp thời lấy ra một phần nhỏ
ở phần nghi bị ung thư để kiểm tra.
Phương pháp điều trị đầu tiên được lựa chọn là phẫu thuật điều trị tận
gốc.
Các phương pháp điều trị chủ yếu gồm có: phẫu thuật, điều trị bằng
hoocmon, điều trị bằng hóa trị, điều trị bằng phóng xạ, điều trị miễn dịch…
Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào độ tuổi, tình hình sức
khỏe, vị trí u ác tính và tình hình di căn của từng bệnh nhân cụ thể.
PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT
Hiện nay, đây vẫn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị
bệnh ung thư tiền liệt tuyến nhưng do bệnh thường được phát hiện khi đã ở
giai đoạn cuối nên thường không còn cơ hội để áp dụng phương pháp này.
Phẫu thuật điều trị tận gốc, phạm vi bao gồm: tiền liệt tuyến, màng bao
tiền liệt tuyến, bộ phận niệu đạo, tinh hoàn, bộ phận ống dẫn tinh… phẫu
thuật cắt limpha kết ở vùng chậu ngăn ngừa tế bào ung thư di căn. Cắt tiền