huyết áp lại trở lại bình thường. Khi mắc các bệnh như viêm thận mãn, hẹp
động mạch thận… đều xuất hiện triệu chứng huyết áp tăng cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp nguyên phát tuy chưa được làm
rõ nhưng người ta vẫn cho rằng, chính yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường đã khiến cho hệ thống điều tiết huyết áp bị rối loạn, gây ra co giật
các động mạch nhỏ, dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao. Trong đó, yếu tố
di truyền bẩm sinh chiếm 50 – 60% khả năng mắc bệnh. Còn yếu tố môi
trường chủ yếu bao gồm: béo phì, chế độ ăn uống không hợp lí, thiếu vận
động, uống rượu, hút thuốc, áp lực…
BÉO PHÌ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng mắc bệnh cao huyết áp ở người béo phì
cao gấp 1.5 lần so với người bình thường. Thông thường, mọi người cho
rằng, do cơ thể béo phì nên lượng máu cần thiết chuyển ra từ tim càng
nhiều, tạo ra áp lực lớn mãn tính lên thành mạch máu.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHÔNG HỢP LÍ
Ăn quá nhiều muối cũng gây ra bệnh cao huyết áp. Khi ăn quá mặn, các
tế bào trong cơ thể sẽ chuyển nước ra để cân bằng, lượng nước thừa sẽ
được thải ra ngoài qua thận, nhưng ở những người mắc bệnh cao huyết áp,
ở một chỗ nào đó trong quá trình này xuất hiện vấn đề.
Ngoài ra, ăn nhiều đồ ăn có nhiều mỡ cũng gây ra xơ cứng động mạch và
béo phì, là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh cao huyết áp.
THIẾU VẬN ĐỘNG
Vận động có khả năng kiểm soát được chất làm tăng huyết áp trong máu,
tăng cường chất hạ áp. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vận động thúc
đẩy quá trình phân giải đường, giảm nguy cơ béo phì.