Bản đồ Tư duy xây dựng các kỹ năng chủ chốt (2)
Bạn sẽ thấy rằng việc lập một Bản đồ Tư duy cho các kỹ năng của bạn khác
với việc viết một bản CV, khi mà phần nói về sở thích cá nhân thường bị để
ở sau cùng. Bản đồ Tư duy sẽ đem đến cho bạn một bức tranh thật hơn và
bao quát hơn về con người bạn, giúp bạn hiểu được mình và định hướng
của mình trong cuộc sống.
Bản đồ Tư duy sẽ khám phá mọi con đường tiềm tàng mở ra trước mắt bạn.
Có những người đã kiếm sống từ những gì họ đam mê – bạn cũng có khả
năng đó. Nếu bạn muốn tìm nguồn cảm hứng cho Bản đồ Tư duy của mình,
hãy xem Bản đồ Tư duy màu về “Kỹ năng”. Trong bản đồ này, các nhánh
lớn xuất phát từ ý trung tâm gồm “Kinh nghiệm”, “Kiến thức”, “Giao tiếp”,
“Độc lập”, và “Mục tiêu”. Mỗi chủ đề ở các nhánh lại được phát triển nhờ
các từ và hình vẽ. Chẳng hạn, bạn hãy xét các nhánh nhỏ xuất phát từ
nhánh “Mục tiêu”, bạn sẽ thấy một sở thích liên quan đến “Năng lượng”
được đề cập. Tiếp đó, nhánh nhỏ này lại được cụ thể hóa bằng các khái
niệm “Làm mới”; ở đây, 3 nhánh nhỏ nữa lại được phân chia – “Nghiên
cứu”, “Gió”, và “Nước”. Bên cạnh “Gió” là hình vẽ một động cơ tuốc bin
sử dụng sức gió, và cạnh nhánh “Nghiên cứu” là hình vẽ một chiếc kính
hiển vi. Kết quả cuối cùng là sẽ có một bức tranh sống động và lâu bền về
mục tiêu nghề nghiệp trong tâm trí bạn.
Bầu trời là giới hạn
Mặc dù những hình vẽ và từ bạn sử dụng trong Bản đồ Tư duy hoàn toàn
tùy thuộc vào bạn thì bạn vẫn nên làm theo phương pháp lập Bản đồ Tư
duy ở trên mỗi khi vẽ và phát triển Bản đồ Tư duy của mình. Điều này
không hạn chế sự tự do của bạn trong quá trình vẽ Bản đồ Tư duy. Ngược
lại, nó đem đến cho bạn sự tự do không giới hạn về mặt tư duy. Điều này là
do hướng dẫn trên đã mô phỏng phương thức hoạt động của bộ não – bằng
cách sử dụng trí tưởng tượng và khả năng liên kết. Cũng như cơ thể của
chúng ta giống nhau về cơ bản, nhưng mỗi người lại có một đặc trưng và