Trong số những bài thuyết trình mà bạn từng nghe, bạn nhớ được bao
nhiêu? Bao nhiêu bài chỉ còn là một chuỗi mờ ảo những slide của máy
chiếu, những sự kiện, con số và những lời nói tẻ nhạt bàn về kinh doanh?
Bây giờ hãy nghĩ về những bài thuyết trình mà bạn nhớ được. Điều gì làm
cho chúng trở nên đáng nhớ?
Có thể bạn ghi nhớ bài thuyết trình đó do một hình ảnh đặc biệt. Nếu bạn
muốn chia sẻ thông tin với một nhóm người và làm cho mọi người hiểu
bạn, tốt hơn hết bạn nên sử dụng hình ảnh. Khán giả của bạn sẽ thích ngắm
nhìn những hình ảnh, họ sẽ không ngái ngủ và sẽ hứng thú hơn với bài diễn
thuyết của bạn. Chính vì vậy, khi bạn lập bản đồ bài thuyết trình, hãy thêm
vào một nhánh mang tên “Những điểm nhấn” để bạn có thể làm cho bài
thuyết trình của mình trở nên sinh động hơn, sâu sắc hơn và dễ nhớ hơn với
khán giả.
Khi vẽ nhánh “điểm nhấn” cho Bản đồ Tư duy Xe Diamond của hãng Beta
Romeo, hãy nhớ rằng thông điệp bạn đưa ra là “càng gọn càng hợp lý”. Vì
thế hãy tìm cách làm nổi bật thông điệp này. Sử dụng Bản đồ Tư duy để
làm nổi bật lên những bộ phận nhỏ nhưng hợp lý của chiếc ôtô này. Bạn có
thể đưa ra một bức tranh về một đứa bé kháu khỉnh hay một viên kim
cương lấp lánh. Theo cách này bạn sẽ chủ động và tự tin hơn khi thuyết
trình.
Bạn nhớ đưa một bức tranh của chính chiếc xe Diamond vào bài thuyết
trình, hoặc tốt hơn là một vài chiếc xe thể hiện được vẻ bên ngoài và những
chi tiết bên trong của chiếc ôtô. Bạn chính là một chiếc cầu nối đưa chiếc
xe Diamond của Beta Romeo tới khách hàng, vì vậy phải tận dụng vai trò
này. Đưa ra những mẫu vải vào Bản đồ Tư duy cho thấy những chất liệu
được sử dụng để trang trí cho chỗ ngồi trong Bản đồ Tư duy để khán giả có
được những cảm giác đích thực về chiếc ôtô. Tốt hơn nữa bạn có thể đưa ra
hình ảnh chiếc Diamond như một điểm nhấn đặc biệt trên Bản đồ Tư duy,
và bạn nên ghi nhớ rằng bạn phải sắp đặt sẵn một số chiếc ôtô để khán giả