học viên gắn những vấn đề của bài thuyết trình vào Bản đồ Tư duy của
riêng họ. Yêu cầu khán giả vẽ Bản đồ Tư duy của riêng họ cũng chính là
yêu cầu họ tư duy. Nếu bạn yêu cầu họ chủ động và tích cực tham gia, chắc
chắn học viên sẽ tiếp thu và ghi nhớ được nhiều thông tin hữu ích từ bài
thuyết trình của bạn.
3.3. Tô màu cho Bản đồ Tư duy
Phương pháp thứ 3 là sử dụng một Bản đồ Tư duy đã hoàn thiện nhưng
chưa có màu sắc. Khi bạn thuyết trình, bạn yêu cầu các học viên tô màu
cho những từ khoá, hình ảnh và các nhánh. Một lần nữa, điều này giúp cho
sinh viên trở nên gắn bó với hoạt động học tập và khiến họ làm chủ được
Bản đồ Tư duy.
Ghi chép hiệu quả
Đối với bất kỳ bài thuyết trình nào bạn cũng nên
khuyến khích khán giả sử dụng Bản đồ Tư duy để
ghi chép. Nó cho phép các học viên tránh được sự gò
bó nhàm chán của kiểu ghi chép thông thường, và
giúp xây dựng các vấn đề theo logic làm việc tự
nhiên của bộ não. Việc ghi chép bằng Bản đồ Tư duy
sẽ:
• Lập tức kích thích bộ não của khán giả hoạt động
và tạo ra tư duy hứng khởi,
• Giúp khán giả tạo ra những mối liên hệ phù hợp
giữa các thông tin được trình bày và hấp thụ thông