nhập hội viên mới của các quốc gia, việc ứng cử của các quốc gia vào
các cơ quan của Liên Hợp Quốc…
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Security Council): là cơ quan
phụ trách các công việc liên quan đến duy trì an ninh và hòa bình
thế giới. Cơ quan này có quyền chủ động tước quyền hội viên hoặc
một số quyền nhất định của các nước thành viên. Ngoài ra, cơ
quan này có quyền bầu chọn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Thẩm
phán của Tòa án Công lý Quốc tế.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (Economic and
Social Council): là một trong những cơ quan quan trọng nhất của
Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các ban
về kinh tế - xã hội. Hội đồng còn đóng vai trò là một diễn đàn thảo
luận các vấn đề kinh tế và xã hội quốc tế và đưa ra các kiến
nghị chính sách tới các quốc gia thành viên và cho toàn hệ thống
Liên Hợp Quốc.
Hội đồng Ủy trị Liên Hợp Quốc (Trusteeship Council): là cơ
quan được thành lập nhằm đảm bảo những
được quản
lý với những lợi ích tốt nhất dành cho cư dân nơi đấy cũng như an
ninh và hòa bình quốc tế. Nó đồng nghĩa với việc tìm ra những
giải pháp an ninh về chính trị bằng việc tạm thời điều hành những
khu vực có nguy cơ xảy ra bạo loạn chính trị. Vào thời kỳ đầu khi
Liên Hợp Quốc mới được thành lập, có 11 khu vực tại châu Phi và
châu Á Thái Bình Dương nhận được sự ủy trị. Đến tháng 10/1994,
lãnh thổ ủy trị cuối cùng là quần đảo
đã tuyên bố tách khỏi
sự kiểm soát của Mỹ, đánh dấu việc hoàn thành sứ mệnh của Hội
đồng này và vì thế, tổ chức được giải tán.
Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice): là cơ
quan pháp lý của Liên Hợp Quốc, nơi được xem là “toà án thế giới”,
giữ vai trò giải quyết các vấn đề phân tranh quốc tế bằng pháp