Hôm đó, Bộ trưởng Byun Young Tae thay vì chia sẻ về ngành ngoại
giao, ông đã có bài diễn văn đề cập đến tầm quan trọng của sức
khỏe đối với học sinh. Ông nói, “Các cháu là tương lai của Đại Hàn
Dân Quốc chúng ta. Vì thế, hãy siêng năng rèn luyện thể lực bởi sức
khỏe chính là nguồn lực của quốc gia.” Nói rồi ông cởi áo, nâng tạ
và phô diễn thân hình chắc nịch của mình. Lũ học trò giương mắt
tò mò nhìn ngài Bộ trưởng. Những trò yêu thể thao tỏ ra thích thú vô
cùng. Nhưng với cậu học trò Ki Moon vốn không giỏi thể thao, cậu
cảm thấy việc trở thành người tài giỏi, đi khắp nơi để phục vụ đất
nước giống như Bộ trưởng Byun Young Tae thật là kỳ diệu. Và cậu
nhớ mãi câu nói của ông, “các cháu hãy học hành thật chăm chỉ để lớn
lên thành tài phục vụ đất nước.” Sau cuộc viếng thăm và phát biểu
của Bộ trưởng, Ki Moon thường nói với gia đình và bạn bè xung
quanh rằng “Ki Moon cũng muốn làm công việc phụng sự đất
nước.”
Và cậu cũng đã có cơ hội được thể hiện quan điểm của mình về
vấn đề thời sự quốc tế.
Đó là năm Ki Moon học lớp sáu ở trường tiểu học. Cậu đã viết thư
kiến nghị gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ là Dag
Hammarskjold
liên quan đến phong trào khởi nghĩa của nhân dân
Hungary.
Kể từ sau Thế chiến thứ hai, Hungary chịu ách thống trị của
Liên Xô. Đảng cầm quyền lúc bấy giờ là Đảng Lao động đã bị chia
bè phái dưới sự ảnh hưởng của nhà độc tài Xô Viết Stalin. Tự do
biến mất và nền kinh tế ngày càng khó khăn. Sau đó, vào năm
1953, sau khi Stalin mất, tại các quốc gia Đông Âu vốn oán thán
về thể chế thống trị độc tài quân sự của Stalin đã nổi lên dư luận
phê phán và nhiều phong trào đấu tranh chỉ trích Stalin đã diễn ra.
Đồng thời, khát vọng tự do của nhân dân ngày một trỗi dậy mạnh
mẽ. Ngày 23/10/1956, cuộc khởi nghĩa chống chế độ độc tài của