Thân mẫu của Ban Ki Moon, bà Shin Hyun Soon choàng tỉnh,
người đầm đìa mồ hôi.
“Thật là một giấc mơ kỳ lạ! Không biết nó có ý nghĩa gì nhỉ? Hay
là đây là thai mộng? Nếu quả vậy, thì cầu mong lần này mình sẽ
sinh được một đứa bé khỏe mạnh…”
Hai lần mang nặng đẻ đau nhưng cả hai đứa con đều ra đi khi
chưa đầy 100 ngày tuổi khiến cả nhà lo lắng cho đường con cái của
bà.
Lần này bà không chút khinh suất trái lại vừa cẩn thận giữ gìn
vừa chú ý bồi bổ. Gia đình chồng đều mong bà sinh con trai
nhưng bà Shin chỉ cầu trời cho được mẹ tròn con vuông, đứa trẻ lớn
lên khỏe mạnh chứ không bận tâm là trai hay gái.
Bỗng nhiên bà thấy nhớ nhà, nhớ bố mẹ và cậu em trai ở
Jeungjeong. Nhưng lần trước, khi sinh ở nhà bố mẹ, bà đã mất
con nên lần này không dám nghĩ tới việc về đó sinh nở nữa. Vì
thế, lần này bà mong sẽ được sinh con ở quê chồng, Eumsung.
Run rủi thế nào, chồng bà cũng chuyển công tác về Eumsung và
bà cũng về theo, lòng thầm mong ông bà tổ tiên phù hộ cho đứa bé
khỏe mạnh.
Quê chồng bà – ông Ban Myung Hwan là một vùng quê nơi bà
con dòng họ Ban Kwangju, nhánh Jangjulgong Hengchi sống quây
quần bên nhau. Vì vậy, làng này cũng được gọi là làng Hengchi. Ngôi
làng nhỏ vào thời kỳ Đế quốc Nhật xâm chiếm cũng heo hút và
khô cằn như bao làng mạc khác nhưng bù lại nó được bao bọc bởi ba
ngọn núi của dãy Jodeuksan nên được hưởng nguồn sinh khí mạnh
mẽ nhưng ôn hòa. Về sau, các chuyên gia phong thủy nhận định
rằng chính địa khí này đã góp phần sinh ra con người của nhân loại
với bản tính ôn hoà, mềm mỏng. Và vào ngày 13/6/1944, sau 10