BẮT SÓNG CẢM XÚC - Trang 9

Dựa vào câu trả lời, các cặp đôi được chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những cặp

đã từng là bạn thân trước khi yêu nhau. Họ biết nhau rất rõ. Sau một thời gian, mối quan
hệ của họ chuyển từ tình bạn sang tình yêu. Nhóm thứ hai gồm những người quen nhau qua
mai mối. Sau nhiều lần hẹn hò, tình cảm dần sâu đậm và cuối cùng, họ đi đến quyết
định kết hôn. Nhóm cuối gồm những cặp ban đầu là những người xa lạ - như Paul và
Nadia – tình cờ gặp gỡ nhưng quyến luyến nhau ngay phút giây đầu.

Cả ba nhóm đều có những điểm tương đồng về học vấn, thu nhập và có trung bình hai

con. Nhìn bề ngoài, bạn sẽ thấy giữa các nhóm không có sự khác biệt nhiều lắm.

Nhưng Barelds vẫn tự hỏi liệu có sự khác biệt nào cần lưu ý không. Thế nên họ quyết

định tiến hành phân tích sâu hơn các mối quan hệ đó. Họ đoán các cặp vợ chồng từng là
bạn trước khi kết hôn và các cặp đã trải qua một thời gian dài tìm hiểu sẽ có cuộc hôn nhân
hòa hợp hơn những cặp gặp phải tiếng sét ái tình. Lý do họ đưa ra là một khi bạn dành thời
gian để tìm hiểu một người, nhiều khả năng bạn sẽ xem người đó như người bạn đời – một
người có nhiều điểm tương đồng với bạn để đảm bảo một mối quan hệ lâu dài. Thật vậy,
dữ liệu của cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng những đôi vợ chồng của nhóm thứ nhất và thứ hai
có nhiều điểm chung hơn nhóm thứ ba.

Tuy nhiên, khi Barelds yêu cầu những người tham gia tự đánh giá bản thân trong mối

tương quan với người bạn đời (ví dụ: “Hy vọng tôi sẽ mãi yêu anh ấy/cô ấy suốt cuộc đời
này”; “Tôi cảm nhận được rằng anh ấy/cô ấy thật sự hiểu tôi”), thì không có sự khác biệt
nhiều giữa các nhóm. Cả ba nhóm đều đạt cùng mức độ tình cảm và sự gắn bó trong đời
sống vợ chồng.

Dù sự tương đồng về tính cách và quan điểm là yếu tố quyết định độ bền vững của

một mối quan hệ, nhưng Barelds đã tìm ra một yếu tố quan trọng không kém giúp gắn
kết tình cảm vợ chồng. Những cặp đôi sẽ trả lời đồng ý hoặc không trước những nhận định
sau: “Khi xem những bộ phim tình cảm hoặc đọc những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tôi
đều nghĩ đến vợ/chồng mình”; “Tôi tin rằng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho tôi
như người vợ/chồng hiện tại”; “Tôi như tan chảy khi nhìn vào mắt vợ/chồng mình”. Liệu
có bao nhiêu người trong số chúng ta cảm thấy “như tan chảy” như thế khi nhìn vào mắt
người bạn đời?

Khi Barelds phân tích kết quả khảo sát, họ nhận ra rằng những cặp vợ chồng yêu nhau

từ lần gặp gỡ đầu tiên có xu hướng đồng ý với nhận định trên. Họ nghĩ nhiều đến người
bạn đời, cho rằng đó chính là một nửa thật sự của mình và luôn cảm thấy mối quan hệ
giữa họ là một điều kỳ diệu. Có thể nói tình cảm của họ dành cho nhau vẫn nồng nàn và say
đắm, thậm chí sau khi kết hôn và có con. Dù không có nhiều điểm tương đồng và thấu
hiểu nhau trước đó, nhưng mối quan hệ giữa họ vẫn ngày càng khắng khít.

Khi Rom thực hiện cuộc khảo sát về những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời,

anh nhận ra rằng việc hồi tưởng những phút giây kỳ diệu, dù đã nhiều năm trôi qua, cũng
làm sống dậy những xúc cảm và đam mê một thời. Có thể bạn cho rằng thời gian sẽ làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.