nhiệt thành, lúc nào cũng đầy nghị lực, vui vẻ và sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác.
Có những kẻ làm ra bộ mặt chán chường, lạnh lùng, lúc nào cũng nguỵ
biện, không bao giờ cảm động và cho như vậy mới là cao quí! Họ không
làm được việc việc gì hết và đời của họ buồn bã, tầm thường làm sao! Thời
này biết bao kẻ như vậy!
Nhưng ta cũng đừng nên lẫn lộn nhiệt thành với khoe khoang. Nhiệt thành
có thể điềm tĩnh được. Chính ngọn lửa trong lòng ta mới là quan trọng, chứ
không phải thứ khói toả ra ngoài. Khi ta nhiệt thành bên vực quan niệm của
ta, ta cứ từ tốn, êm đềm nói, đừng hò hét, đừng dùng những tiếng quá mạnh
như: hay nhất, đẹp nhất, hoàn toàn, tuyệt diệu.
Lòng nhiệt thành rất dễ lây, cho nên không có nó, không thể làm thủ lãnh
được. Nếu ta thiếu lòng hăng hái, ta nên gần những người có nhiệt huyết và
đừng bao giờ nghĩ tới “quyền lợi” của ta hết. Đừng nghĩ: Tôi có quyền
được nghỉ ba giờ buổi trưa thì tôi nghỉ buổi trưa; sáu giờ chiều, tôi có
quyền được về nhà thì tôi về nhà. Ta không thể đồng thời hăng hái nghĩ tới
quyền của ta và nhiệt thành với công việc của ta được. Cho nên ta phải lựa
lấy một. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng nhiệt thành với công việc có lợi cho ta
nhiều hơn.
7. Hiệu lực. Phải lanh lẹ làm việc, nhưng đừng phí năng lực của ta. Phải
sắp đặt, dự bị trước, rồi chuyên chú vào công việc, đừng làm những cử
động thừa, đừng phí công lo lắng vô ích. Không phải làm mạnh dạn, rầm
rộ, sắn tay bặm miệng mới là có hiệu lực đâu. Phải quyết làm những việc
quan trọng, đừng làm những việc không quan trọng và trong khi làm việc
thì đừng nghĩ đến những việc khó.
8. Óc khoáng đạt. Chúng ta luôn luôn phải có óc khoáng đạt, đại lượng với
những tin tưởng, quan niệm của người, dù trong lòng ta không đồng ý đi
nữa. Chẳng những vậy, ta còn phải vui vẻ, lễ độ nghe họ bày tỏ những ý