Nga giấu mặt sau “Hồ sơ Panama”
Trong khi đó, ông Clifford Gaddy, một nhà kinh tế làm việc cho Viện
Brookings, một trong những chuyên gia phương Tây hàng đầu về kinh tế
Nga và là cựu cố vấn của Bộ Tài chính Nga trong những năm 1990, lại cho
rằng Nga đứng đằng sau vụ rò rỉ thông tin.
Ông Gaddy chỉ ra một số luận điểm đăng trên trang web của Viện
Brookings. Thứ nhất, một tin tặc do chính phủ Nga hậu thuẫn đã viết thư
cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung để cung cấp tài liệu rò rỉ. Thứ hai, hầu
như không có mấy thông tin trong “Hồ sơ Panama”, kể cả thông tin bạn
thân tham nhũng, có thể làm ảnh hưởng tới Tổng thống Nga Vladimir
Putin, nhưng vụ việc lại ảnh hưởng tới sự ổn định của phương Tây. Trước
đây, ông Putin còn bị phương Tây cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng hơn.
Thứ ba, có hàng núi thông tin trong “Hồ sơ Panama” khiến các lãnh đạo thế
giới lao đao và điều này khẳng định một điều ở đâu cũng có tham nhũng,
không chỉ ở riêng Nga. Thứ tư, không có tên người Mỹ nổi bật nào trong
“Hồ sơ Panama” có thể là do các thông tin này đã bị xóa trong tài liệu đưa
cho tờ Süddeutsche Zeitung, được Nga giữ lại để tống tiền sau này.
Chốt lại, ông Gaddy phân tích: Mục đích của người đứng sau “Hồ sơ
Panama” không phải là nhằm vào những người đã bị nêu tên, mà nhằm vào
những người chưa bị nêu tên. Câu chuyện thực sự nằm ở những thông tin
đang bị ém lại, chứ không phải thông tin đã được bung ra. Người ta tiết lộ
bí mật để phá hủy, che giấu bí mật để kiểm soát. Ông Putin không phải là
người phá hủy mà là người kiểm soát. Thông điệp của phía Nga có thể là:
“Chúng tôi có thông tin về hành vi tài chính mờ ám của ông. Chúng tôi có
thể giữ bí mật hộ nếu ông hợp tác”.
Tuy nhiên, các luận điểm của ông Gaddy đã khiến giới quan sát tình hình
Nga không phục. Ví dụ như bà Karen Dawisha, một học giả cũng nghiên
cứu kỹ về nạn tham nhũng ở Nga, đã nói: Dù rất kính trọng ông Gaddy
nhưng ý kiến mới nhất của ông nói trên không thuyết phục bà. Về phần