Từ đó đến nay đã quá lâu rồi, các cuộc tiếp xúc đã đi vào khuôn khổ của
tình hữu nghị bền chặt nhất và đã có những động thái sau: “Kremli đã có sự
xích lại gần chưa từng có tiền lệ với Mỹ trên các vấn đề hoạt động của cơ
quan tình báo Mỹ tại Nga. Người ta khẳng định rằng Kremli đã đồng ý cho
triển khai tại Đại sứ quán Mỹ một đơn vị thuộc FBI (Cục Phản gián liên
bang Mỹ) với chức năng tìm kiếm và phát hiện những nhân vật bị nghi ngờ
hoạt động khủng bố và đang ẩn náu trên lãnh thổ Nga. Đơn vị vị này không
chỉ có toàn quyền độc lập tiến hành các hoạt động theo dõi đó trên lãnh thổ
Nga, mà còn phối hợp với các đơn vị tình báo Nga tiến hành những chiến
dịch bắt giữ và dẫn độ những nhân vật đó tới lãnh thổ của những nước mà
FBI được phép chính thức hoạt động. Nói cách khác, bất cứ ai trong số
chúng ta bị nghi vấn “không trung thành” với Mỹ đều có thể tóm cổ trên
đường phố và tống lên xe hơi để đưa ngay sang Latvi hay Estoni – nơi mà
FBI được phép giam giữ và đưa về Mỹ. Một trong những chiến dịch như
thế của FSB – FBI là chiến dịch nhử các haker (tin tặc) Nga sang Mỹ và
sau đó bắt giam họ, bởi hoạt động của những haker này đã làm cho Mỹ
không yên lòng… “.
FSB Nga và FBI Mỹ cũng không hề có một phản ứng nào đối với tin tức
của báo chí đăng tải về vụ này.
Nhiệm vụ của Iakolev
Khi khắc họa hiện tượng này, có thể chỉ ra điều chủ yếu rằng, nhiệm vụ
của Iakovlev – đó là tiếp tục sự nghiệp tư tế của M. A. Xuxlov và che chắn
về mặt tư tưởng cho những hành động của M. X. Gorbachov.
Tuyên bố về bản thân như một người đầy tớ trung thành nhất của lực
lượng chống Nga để “gây ấn tượng” – đó là một nhiệm vụ do chính
Iakovlev đặt ra cho mình nhằm thăng tiến trên con đường hoạn lộ.
Iakovlevđã “chứng tỏ được mình” trong lĩnh vực hoạt động này sau khi cho
đăng trên “Báo Văn học” một bài viết nổi tiếng của mình là “Chống chủ
nghĩa phản lịch sử”.