cấu đó. Khi mong chờ Andropov một lời giải thích, anh ta đã gặp phải cái
nhìn miệt thị của ông ta qua cặp kính và đành phải chấp nhận một sự lựa
chọn sống còn. Những ai chống đối thì bị người ta đẩy đi, những ai đã quy
thuận thì được người ta đưa lên.
Đó chính là lý do để Andropov trở thành một nhân vật mà báo chí cánh
hữu không thể động tới.
Đó cũng chính là lý đo để một kẻ phát biểu rằng: “đừng vội đánh giá
Andropov. Vai trò đích thực của ông ta còn lâu mới bị phanh phui”.
… Phản bội Liên Xô, nhưng Kalugin không bao giờ phản bội KGB…
Liệu có thể đấu tranh và giành được chiến thắng trong kết cục của trò
chơi hai (thậm chí ba) mặt như vậy ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Kinh
nghiệm từ những năm đầu của tình báo Liên Xô khẳng định là có thể. Thời
đó, trong quá trình tiến hành chiến dịch “Trest” ở Liên Xô đã hình thành
một tổ chức ngụy tạo bao gồm những tên bạch vệ thực sự có ý định chống
đối và những nhân viên phản gián. Tổ chức này, về thực chất, là chiếc cột
thu lôi chống lại những điệp viên tiềm năng, những kẻ khủng bố và chống
đối có thực.
Mọi cơ quan tình báo trên thế giới đều có những mối quan hệ đặc biệt
với nhau. Những mối quan hệ đó, có trường hợp được ban lãnh đạo chính
trị cao nhất đất nước phê chuẩn, có trường hợp thì không. CIA và KGB
cũng không phải là ngoại lệ và mối quan hệ đó đôi khi hết sức kỳ cục.
Cho đến nay, hoàn cảnh mất tích của viên đại tá KGB đồng thời cũng là
điệp viên của cơ quan tình báo Anh, O. A. Gordievxkivẫn còn là điều bí ẩn.
Do bị nghi ngờ là đã làm việc cho đối phương, anh ta đã được triệu hồi về
Liên Xô. Là một tình báo viên giàu kinh nghiệm, Gordievxki lập tức cảm
nhận được nguy cơ bị bại lộ. Tại Matxcơva, người ta đã thiết lập việc giám
sát Gordievxki và anh ta cũng nhanh chóng phát hiện ra điều đó.
Những người Anh tại Văn phòng tình báo ở Matxcơva đã để Gordievxki
nằm trong khoang chứa hàng của ô tô để đưa anh ta sang Phần Lan. Không
một ai trong Ban lãnh đạo của an ninh quốc gia nhận được tin của bên phản