rằng cho dù cuối cùng chúng ta cũng đạt được một sự điều chỉnh nào đó,
thì đó vẫn là sự điều chỉnh phi chính trị, một sai lầm chính trị.
Đó là những gì liên quan tới loại nhiệm vụ không thể hoàn thành. Vậy
những mục tiêu mà chúng ta mong đợi và có khả năng trong trường hợp
xảy ra chiến tranh với Nga là gì? Tương tự như những mục tiêu của thời
bình, chúng có khởi nguồn lôgíc từ những mục tiêu chủ yếu đã đề cập ở
phần III.
2. Làm suy giảm sức mạnh Xô Viết
Mục tiêu đầu tiên của chúng ta trong chiến tranh đương nhiên là phải tiêu
diệt ảnh hưởng quân sự và sự thống trị của Nga tại những vùng tiếp giáp
nằm ngoài biên giới quốc gia Nga.
Tất nhiên, việc chúng ta thành công trong cuộc chiến tranh tất yếu sẽ dẫn
tới giành được kết quả tương tự ở phần lớn, nếu như không phải là tất cả,
của vùng vệ tinh. Những thất bại quân sự liên tiếp của lực lượng Xô Viết có
thể sẽ phá tan vị thế của những chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu tới
mức phần lớn trong số đó sẽ sụp đổ. Có thể vẫn còn những lò lửa theo kiểu
“chủ nghĩa Tito” về chính trị, nghĩa là còn sót lại những chế độ cộng sản
mang tính chất dân tộc và cục bộ thuần túy. Chúng ta có thể không cần chú
ý tới số này. Theo thời gian, khi không còn sự hỗ trợ dưới dạng sức mạnh
và vị thế của Nga, số này hoặc sẽ dần dần biết mất, hoặc sẽ hóa thân thành
những chế độ dân tộc thông thường ít nhiều mang tính chất sô vanh và cực
đoan rất đặc trưng cho những chính phủ dân tộc ở khu vực này. Đương
nhiên, chúng ta phải tiêu diệt được mọi dấu vết mang hình thức của ảnh
hưởng siêu nhiên từ Nga ở vùng này, như những hiệp ước liên bang chẳng
hạn.
Nhưng, liên quan tới điều này, chúng ta vẫn còn vấn đề làm thay đổi biên
giới Xô Viết theo mong muốn của chúng ta thông qua những hành động
quân sự thắng lợi của mình. Chúng ta phải thành thật thú nhận rằng hiện
nay chúng ta chưa thể làm rõ được câu hỏi này. Câu trả lời hầu hết còn tùy
thuộc vào việc loại hình chế độ nào sẽ được hình thành sau những hành
động quân sự tại chính vùng này. Nếu chế độ đó sẽ có được những viễn