4
Cung A Phòng, nỗi hận ngàn đời của Tần Thủy Hoàng
N
hững giai thoại về chuyện phòng the của Tần Thủy Hoàng tại cung A
Phòng mãi mãi hấp dẫn.
Sử sách ghi cung A Phòng, hay còn gọi là cung A Bàng là một cung điện
do Tần Thủy Hoàng xây làm nơi nghỉ mát mùa hè, thuộc địa phần thành
Tây An, bên bờ sông Vi, cách trung tâm thành phố Tây An (tỉnh Thiểm
Tây) ngày nay khoảng 13km về phía Tây.
Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 212 trước Công Nguyên. Song cho
tới ngày nay, dấu vết duy nhất còn sót lại của công trình này chỉ là vết tích
của sảnh trước cung điện.
Cung A Phòng, nỗi hận ngàn đời của Tần Thủy Hoàng
- 1
Bức tranh "A Phòng cung đồ" - Bức họa cung A Phòng của họa sĩ Viên
Diệu, đời Thanh.
Cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên mô tả, riêng phần đã hoàn thành của
cung A Phòng đã rộng lớn tới mức "chiều từ Đông sang Tây của phần điện
phía trước dài 500 bộ (hơn 800 mét), chiều Nam sang Bắc dài 50 trượng
(hơn 150 mét), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới
có thể dựng được cột cờ 5 trượng".
Theo đó, ngay từ khi khởi công vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 35, cung
A Phòng đã là một công trình gây tranh cãi, làm hao tiền, tốn của, kiệt quệ
sức dân và mang tới cho vị hoàng đế không ít lửa hận thù từ muôn dân trăm
họ.
Cung A Phòng, nỗi hận ngàn đời của Tần Thủy Hoàng
- 2