Thứ nhất, việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn người tài” là có thật,
nhưng không hoàn toàn như câu chuyện lưu trong sử sách. Sau khi thống
nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã sửa đổi thể chế quốc gia, thay đổi chế độ
phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện.
Nhưng những biện pháp cải cách bị một bộ phận nho sinh thời ấy phản
đối kịch liệt. Họ có khuynh hướng muốn giữ nguyên chế độ phân đất phong
hầu mà Vương triều nhà Chu từng áp dụng. Một số nho sinh đã trích dẫn
một số lời thánh hiền trong cổ đại từng nói để phản đối cải cách, khiến cho
Tần Thủy Hoàng phẫn nộ.
Theo trang mạng Qulishi, việc Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách ít nhiều
là có thật, nhưng cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên ít nhiều đã cường điệu hóa
vấn đề. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách tuyên truyền của các nước chư
hầu, còn sách khoa học, y học, nông nghiệp… tuyệt đối không đụng đến.
Con người Tần Thủy Hoàng: Minh quân hay bạo chúa?
- 3
Tần Thủy Hoàng có thực là kẻ bạo chúa?
Vương Sung đời Đông Hán từng nói: “Tần tuy vô đạo nhưng không đốt
sách của chư tử, sách và các bài văn của chư tử vẫn còn rất đầy đủ”.
Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng vẫn lưu giữ bộ sách rất hoàn chỉnh nhờ vậy
mà sử ký của các nước vẫn còn giữ được. Đáng tiếc là sau này, Sở Bá
Vương Hạng Vũ một đuốc đã đốt sạch cung điện nhà Tần. Những điển tịch
văn hóa này cũng vì thế mà cháy rụi.
Về việc chôn sống các nhà nho, Thái sử lệnh Tư Mã Thiên thậm chí còn
không ghi chép đến việc này. Cho đến những năm cuối đời, Tần Thủy
Hoàng mới ra lệnh bắt giết các thuật sĩ, trong hành trình mê muội tìm kiếm
thuốc trường sinh.
Thứ hai, sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng không hề đối xử
tệ với công thần 6 nước hay tàn sát người vô tội. Điều này trái ngược lại
hẳn so với Hán Cao Tổ Lưu Bang và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Trong xã hội thời phong kiến, việc vua chết, đầy tớ phải chết theo đã trở
thành quy luật, nhưng Tần Thủy Hoàng đã không làm như vậy.
Một ví dụ khác là tể tướng Lý Tư, người từng trung thành với Lã Bất Vi.