giành thiên hạ, có thể được bao nhiêu”. Cha ông đáp: “Việc này khó mà tính
được”
Vào thời Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ vẫn còn là khái niệm mới mẻ và
Lã Bất Vi đã sử dụng phương thức đầu tư mà chưa ai nghĩ đến.
Theo truyền thuyết, Lã Bất Vi nói với Tử Sở: “Người có thể giúp ngài kế
vị duy chỉ có Hoa Dương phu nhân. Bất Vi tuy nghèo nhưng vẫn có thể đưa
ngài nghìn vàng để trở về, nhờ bà lập ngài thành người kế vị”.
Vì sao Tần Thủy Hoàng ép trọng phụ Lã Bất Vi đến chỗ chết?
- 2
Hình tượng Lã Bất Vi trong phim truyền hình Trung Quốc.
Tử Sở nghe vậy liền đáp lại Bất Vi bằng một lời hứa: “Nếu kế hoạch của
ông thành công, ta sẽ chia cho ông một phần nước Tần để cùng hưởng lạc”.
Như vậy, mục đích thực sự của Lã Bất Vi là mượn danh để thăng quan
tiến chức, mượn danh tiếng nước Tần hùng mạnh để vun vén tài sản cho
riêng mình. Có thể nói, nước Tần như vậy chẳng khác gì một công cụ đầu
tư giúp họ Lã thu thời đến mức không thể đếm xuể.
Có thể nói, việc làm của Lã Bất Vi được ghi nhận như một cuộc đầu tư,
buôn quan, bán tước đầu tiên trong lịch sử.
Cái chết khó tránh khỏi
Năm 251 TCN, Tử Sở lên làm vua nước Tần. Giữ đúng lời hứa, Tử Sở
phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, quyền lực dưới một người, trên vạn
người.
Dưới thời Lã Bất Vi, nhà Tần ngày càng trở thành thế lực mạnh mẽ, tạo
nên xu hướng thống nhất thiên hạ không gì có thể ngăn được.
Năm 246 TCN, Tử Sở sớm qua đời vì trọng bệnh, Tần Thủy Hoàng khi
đó mới 13 tuổi lên làm vua. Kể từ đây, Lã Bất Vi liên tiếp mắc những sai
lầm không thể tha thứ.
Ông điều hành đất nước nhưng vẫn giữ tư tưởng của một thương nhân.
Bấy giờ, Lã Bất Vi thấy Tần mạnh mà không thu hút nhân tài bằng các
nước khác nên cũng bắt chước đãi ngộ kẻ sĩ rất hậu.
Ông nhờ khách mời soạn ra những điều mình biết, họp lại làm tám Lãm,
sáu Luận, mười Kỷ gồm hơn hai mươi vạn chữ, cho là đủ hết những việc