Nhờ xuất thân quý tộc, am hiểu lễ nghi hoàng thất, lại thông minh, khéo
léo, Triệu Cao được đề bạt làm thầy dạy công tử Hồ Hợi, con thứ của Tần
Thủy Hoàng.
Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời
- 2
Triệu Cao kiểm tra xem Tần Thủy Hoàng đã chết thật hay chưa. Ảnh
minh họa.
Với vị trí này, Triệu Cao từng bước tiếp cận sâu hơn vào hoàng tộc nhà
Tần. Ông chiếm lấy sự tin tưởng của Hồ Hợi, biến công tử nước Tần thành
con rối Một mặt tìm cách đưa Hồ Hợi lên nối ngôi, mặt khác, Triệu Cao âm
thầm bành trướng thế lực cho riêng mình.
Cho đến nay, các học giả, nhà sử học Trung Quốc chưa thể tìm thấy bằng
chứng lý giải chính xác cái chết của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, một loạt
các cuộc chính biến ngay sau Tần Thủy Hoàng qua đời khiến người ta không
thể không nghi ngờ Triệu Cao.
Một vài học giả cho rằng, Triệu Cao đã chủ động kết liễu Tần Thủy
Hoàng, nhằm nắm thế chủ động.
Không nằm ngoài dự đoán, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông đã để lại di
chiếu truyền ngôi cho Thế tử Phù Tô. Theo Sử ký, của Tư Mã Thiên, Triệu
Cao đã bất tuân mệnh, không công bố thánh chỉ mà lôi kéo Thừa tướng Lý
Tư để cùng chỉnh sửa di chiếu, đưa Hồ Hợi lên ngôi vua, gọi là Tần Nhị Thể.
Mặt khác, Triệu cao mượn danh nghĩa Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô
làm con mà bất hiếu, Đại tướng Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt
hai người phải tự sát. Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ
Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xa giá chở thi thể Tần Thủy Hoàng
trở về thành Hàm Dương.
Có thể nói, cái chết của Tần Thủy Hoàng đã giúp Triệu Cao hoàn thành
một nửa âm mưu phá hoại nhà Tần.
Một tay khiến nhà Tần sụp đổ
Chỉ sau một năm, Triệu Cao tiếp tục bước đi tiếp theo trong kế hoạch hủy
hoại nhà Tần, bằng cách tàn sát trung thần.