bên sông, phất phơ trong gió, giống như trong câu thơ: “Người xưa đâu
thấy vầng trăng cũ/Trăng vẫn từng soi dáng cố nhân
.” Lời hơi sai lệch
nhưng ý nghĩa không mấy khác biệt.
Dựa theo hai câu thơ trong bài Bả tửu vấn nguyệt (Nâng chén rượu hỏi
trăng) của Lý Bạch, bản dịch của Nguyễn Phước Hậu, có chút khác biệt ở
chỗ trong bài thơ của Lý Bạch là “Người nay” chứ không phải “Người
xưa”.
Đường đất gồ ghề khiến chiếc xe nẩy lên một cái, tiếng ngáy khò khò
của Lão Nhậm cũng đột ngột vang to như sấm nổ, ngấn mỡ trên mặt gã
rung rung theo từng nhịp lắc của chiếc xe. Phương Hồng Khanh nhìn gã
qua kính chiếu hậu, không kìm được phì cười, trong lòng dâng tràn sự cảm
kích. Từ lúc tới Hàm Dương đến giờ, nếu không có sự giúp đỡ chân thành
và nhiệt tình của Lão Nhậm, việc tìm kiếm ngôi mộ của người con gái thời
Tần này tuyệt đối sẽ không thể thuận lợi đến vậy.
Cứ đi như vậy đến hơn mười giờ, xe mới đến được chân núi. Dưới chân
núi là một con đường đang thi công dở dang, còn vương vãi rất nhiều đá
vụn. Chiếc xe của họ là một chiếc xe con, gầm xe khá thấp, nếu cứ tiếp tục
lái lên núi, chỉ sợ gầm xe sẽ bị hỏng mất. Ba người đành đeo hành lý lên
lưng, bỏ xe lại, bước xuống đi bộ.
Bây giờ là đầu mùa hạ, cỏ dại trên núi đã mọc cao nagng đầu gối, chẳng
ai dám bén mảng. Kim đại ca đi trước, cầm một cây gậy gỗ gạt cỏ dại ở hai
bên ra. Phương Hồng Khanh hiểu rằng y đang “đánh cỏ động rắn” , lập lức
phòng bị, buộc chặt dây thừng dưới ống quần lại, đề phòng các loại côn
trùng, rắn rết, chuột bọ bò vào trong người. Lão Nhậm đi sau cùng. Vì thân
hình to béo nên mới đi được mấy bước gã đã thở hồng hộc, toàn thân ướt
sũng, mồ hôi trên trán thi nhau chảy, tụ lại ở dưới cằm. Áo sơmi cũng ướt
một mảng lớn.
Nhìn thấy Lão Nhậm đi đứng khó khăn, Phương Hồng Khanh liền chạy
đến dìu, hơn một nửa trọng lượng của gã béo họ Nhậm ấy dồn hết vào
người hắn. Lão Nhậm đi thêm mấy bước đường núi, hai lỗ mũi không
ngừng phập phồng, đến nói cũng không ra hơi. Gã dựa vào người Phương