Để gia tăng sự giàu có của mình, bạn hoặc là phải kiếm được nhiều hơn,
hoặc là phải sống bằng ít tiền hơn. Tôi không thấy ai chĩa súng vào đầu bạn
bảo bạn ngôi nhà bạn phải sống, loại xe bạn phải chạy, quần áo bạn phải
mặc hay loại đồ bạn phải ăn. Bạn có toàn quyền để lựa chọn những điều đó.
Đó là vấn đề của sự ưu tiên. Người nghèo lựa chọn ưu tiên dựa trên nguyên
tắc bây giờ, người giàu lựa chọn dựa trên sự cân bằng.
Suốt hai mươi lăm năm cha mẹ vợ tôi sở hữu cửa hàng tạp phẩm, một loại
dở hơn 7-Eleven và nhỏ hơn nhiều. Phần lớn thu nhập của họ là từ việc bán
thuốc lá, kẹo, kem, sing-gôm, và nước soda. Họ thậm chí không bán vé xổ
số hồi đó. Giá bán trung bình một thứ nhỏ hơn một đôla. Tóm lại, họ ở
trong một việc kinh doanh nhỏ xíu. Họ không ăn ở ngoài, không mua quần
áo mốt, không lái xe mới nhất. Họ sống thoải mái và bình thường nhưng
thậm chí họ đã trả hết cầm cố nhà, mua được một nửa tòa nhà có cửa hiệu
của họ. Ở tuổi năm mươi nhăm, bằng cách tiết kiệm và đầu tư, cha mẹ vợ
tôi đã có thể nghỉ hưu.
Tôi ghét phải là người nói cho bạn điều này, nhưng đối với phần lớn chúng
ta việc mua đồ đáp ứng sự thỏa mãn tức thì là không gì khác hơn là một cố
gắng vô ích để trang điểm cho sự không hài lòng của chúng ta trong cuộc
sống. Thường là, việc chi tiêu số tiền bạn không có bắt nguồn từ nhu cầu
thể hiện những cảm xúc bạn có. Triệu chứng đó rất phổ biến và được biết
như là hiệu ứng chi tiêu vô thức, một căn bệnh tâm lý của những người luôn
chi tiêu quá mức cần thiết. Chi tiêu quá mức và nhu cầu thỏa mãn tức thì
không có gì nhiều liên quan đến những gì bạn mua, và có tất cả mọi liên hệ
với sự thiếu hài lòng trong cuộc sống của bạn. Tất nhiên, chi tiêu quá mức
không bắt nguồn từ cảm xúc tức thời của bạn mà nó đến từ kế hoạch tài
chính trong tâm thức của bạn.
Theo Natalia, một học viên khác của chúng tôi, cha mẹ cô là những kẻ hà
tiện hết mức. Họ dùng phiếu khuyến mãi cho mọi thứ. Mẹ cô có hộp xếp
đầy những phiếu khuyến mãi các kiểu được phân ra theo từng loại. Cha cô