người nghèo. Con chỉ nên kiếm đủ tiền thôi, chứ nếu nhiều tiền hơn thì con
cũng sẽ trở thành con heo như họ thôi.”
Không cần phải là nhà thông thái để nhận ra chuyện gì đã xảy ra trong tiềm
thức của Stephen. Không ngạc nhiên rằng anh ta đã phá sản. Anh ta đã được
định hình suy nghĩ thông qua niềm tin của bà mẹ rằng người giàu rất tham
lam. Vì thế, trí óc anh ta đã kết nối người giàu với sự tham lam, tức là với
cái xấu. Vì không muốn là người xấu, anh ta trong tiềm thức đã không thể
là người giàu.
Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà thất vọng. Thông thường, dựa
trên những niềm tin của bà, nếu anh ta trở nên giàu có, bà sẽ không tán
thành. Vì vậy, việc duy nhất anh có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bất kì
khoản tiền nào vượt mức “vừa đủ xài” để khỏi trở thành một “con heo”!
Vâng, bạn có thể cho rằng, việc chọn lựa giữa trở nên giàu có hay được mẹ
hay bất kỳ ai chấp nhận, phần lớn chúng ta sẽ chọn việc trở nên giàu có.
Nhưng không, không hề có khả năng đó! Trí óc chúng ta đơn giản là không
hoạt động theo cách đó. Chắc chắn là sự giàu có mới là sự lựa chọn logic,
hợp lý. Nhưng khi tiềm thức bạn phải lựa chọn giữa một bên là những cảm
xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý, thì cảm xúc hầu như bao
giờ cũng thắng.
QUI TẮC THỊNH VƯỢNG SỐ 5
Khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp
lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng thắng.
Trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong chưa tới mười phút áp dụng các kỹ
thuật thực hành cực kỳ hiệu quả, kế hoạch tài chính trong tâm thức của
Stephen đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ hai năm sau, anh ta trở thành triệu phú.
Tại khóa học, Stephen bắt đầu hiểu ra rằng những niềm tin tai hại kia là của
mẹ anh, hình thành từ những lập trình quá khứ của bà, chứ không phải của