được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì
nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.
Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ
là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự
nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì
đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.
Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ
để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.
Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu
rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ
ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó
có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người
đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến
chương này.
Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính,
hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của
trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa
ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó
cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều
dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi
vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.
Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ
lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho
chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người
đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng
vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ