trụ không nhất quán và rõ ràng. Thông điệp của họ cho người khác cũng
không rõ ràng, nhất quán. Và tại sao lại có tất cả những sự mập mờ đó? Bởi
vì thông điệp của họ cho chính mình cũng lẫn lộn, mập mờ.
Ở trên ta đã nói về sức mạnh của mục tiêu. Tôi biết những điều tôi nói có
thể hơi khó tin, nhưng tôi đảm bảo là bạn sẽ luôn có được những điều mình
muốn - những điều bạn muốn trong tiềm thức, chứ không phải là những
điều bạn nói bạn muốn. Bạn có thể dứt khoát phủ nhận điều đó: “Thật là
điên rồ! Tại sao tôi phải nỗ lực thế?” Và câu hỏi của tôi dành cho bạn cũng
chính xác như vậy: “Tôi không biết. Tại sao bạn phải khổ sở thế?”
Nếu bạn muốn tìm ra nguyên nhân, tôi mời bạn tham dự khóa đào tạo
Millionaire Mind Intensive, ở đó bạn sẽ xác định kế hoạch tài chính trong
tâm thức của bạn. Câu trả lời sẽ đến với bạn trên gương mặt. Nhưng nói
một cách thẳng thừng, nếu bạn không đạt được giaù có bạn nói bạn mong
muốn thì nhiều khả năng là do, thứ nhất, bạn thực sự trong tiềm thức không
muốn giàu có, hoặc thứ hai, bạn không sẵn sàng làm những gì cần thiết để
tạo nên sự giàu có.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này sâu hơn một chút. Có tất cả ba cấp độ
mong muốn khác nhau. Cấp độ thứ nhất là: “Tôi muốn trở nên giàu có”.
Đây là một cách thể hiện khác của câu: “Tôi sẽ chấp nhận nó nếu nó đến
với tôi”. Nhưng chỉ mong muốn không thôi thì vô ích. Bạn có thấy rằng
mong muốn không nhất thiết dẫn đến “có được?” Hãy lưu ý rằng những
mong muốn không thành thường khiến cho chúng ta mong muốn nhiều hơn
nữa. Lúc đó mong muốn trở thành thói quen và chỉ dẫn đến chính nó, tạo ra
một vòng luẩn quẩn không dẫn đến đâu cả. Sự giàu có sẽ không đến từ việc
chỉ có ý muốn. Làm sao bạn biết đó là sự thật? Bằng một phép kiểm tra đơn
giản: hàng tỷ người muốn giàu có, nhưng chỉ có một số tương đối ít thật sự
trở nên giàu có.
Cấp độ mong muốn thứ hai là: “Tôi chọn sự giàu có”. Mong muốn này
thường đi liền với quyết định trở nên giàu có. Sự lựa chọn có năng lượng