bản thân rơi vào thế bị động lúng túng.
Khả năng quan sát chú ý có liên quan mật thiết với kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm càng
phong phú, hiểu biết càng rộng thì khả năng quan sát chú ý càng mạnh.
3. Khả năng ghi nhớ
Khả năng ghi nhớ tốt rất quan trọng cho người đàm phán. Điều này không chỉ giúp cho người đàm
phán nắm vững hơn nữa các thông tin, tình báo và xử lý các vấn đề trong đàm phán, mà còn làm tăng
thêm uy lực của cá nhân, để lại ấn tượng tốt cho đối phương.
Trong đàm phán, ghi nhớ cũng giống như chiếc máy quay phim có thể không cần phải bỏ vốn ra mà
lại ghi chép hết được mọi lời nói và hành động của cả 2 bên đàm phán để chuẩn bị sẵn sàng dùng khi
cần thiết. Ghi nhớ nhắc nhở bạn giữ lời hứa, thông thuộc những người đã từng tiếp xúc, tích lũy kinh
nghiệm nhiều hơn.
4. Khả năng phán đoán
Khả năng phán đoán tốt cũng rất quan trọng với người đàm phán. Các chuyên gia đàm phán cho
rằng, đàm phán là một công việc khó khăn nhất trong các công việc họ đã làm. Một người đàm phán
ưu tú phải có đầy đủ phẩm chất đặc biệt hiếm thấy trong nghề nghiệp, đó là khả năng phán đoán nghề
nghiệp tốt.
Trong đàm phán thương vụ, khả năng phán đoán tốt sẽ giúp cho người phán đoán sớm phát hiện ra
vấn đề và tìm ra điểm mấu chốt của sự bất đồng ở chỗ nào, phân tích dự báo chính xác sự phát triển
và các kết quả có thể xảy ra, để từ đó xác định sách lược phù hợp, đưa ra quyết định chọn lọc trong
việc kinh doanh. Khả năng phán đoán có quan hệ mật thiết với rủi ro - khả năng phán đoán càng chính
xác, rủi ro càng nhỏ, thành công càng lớn. Trong rất nhiều trường hợp, khả năng phán đoán chỉ là một
loại trực giác nào đó của con người. Đương nhiên loại trực giác này được ra đời trên cơ sở tiếp thu
lượng thông tin lớn từ bên ngoài.
Phán đoán có liên quan chặt chẽ với kinh nghiệm của con người, kinh nghiệm càng phong phú, khả
năng sàng lọc thông tin càng mạnh thì phân tích phán đoán càng chính xác, càng nhạy bén.
5. Khả năng ứng biến
Khả năng ứng biến là khả năng thích nghi, ứng phó của con người trước tình huống bất ngờ xảy ra
hoặc tình huống không lường trước được. Trong hoạt động đàm phán, thường xảy ra những tình huống
bất ngờ ngoài ý muốn, nếu như người đàm phán không xử lý và ứng phó tốt sẽ rơi vào thế bị động,
thậm chí sai một li đi một dặm, dẫn đến đàm phán thất bại.
Khả năng ứng biến mạnh hay yếu có liên quan chặt chẽ đến tính linh hoạt, tính sáng tạo của con
người. Khi tình huống xuất hiện trước mắt không khớp với những dự tính đã định trước, người có khả
năng ứng biến mạnh có thể huy động sức tưởng tượng của mình, đề xuất các biện pháp linh hoạt, các
phương án mềm dẻo để giải quyết thỏa đáng. Đồng thời, đề xuất phương án, cho đối phương, cũng có
thể bình tĩnh phân tích xem xét, cân nhắc lợi hại, đưa ra sự lựa chọn chính xác. Nhưng với những
người có khả năng phán đoán yếu kém thì không làm được điều này. Họ quen xử lý các vấn đề mới
theo lối cũ, lỗi thời; thường hay vin cớ: vấn đề này tôi không thể tiếp thu được, vấn đề kia tôi không
thể xem xét được không chịu tìm phương pháp tốt hơn để giải quyết vấn đề. Rõ ràng, những người đàm
phán như vậy không bao giờ đạt được những thỏa thuận có tính xây dựng.
6. Khả năng giải pháp (quyết đoán)
Khả năng giải pháp là một khả năng tương đối quan trọng trong hoạt động đàm phán. Sau khi người
đàm phán hiệp thương thảo luận nội dung cụ thể, sẽ bước vào giai đoạn quyết định, hợp đồng có được
ký kết hay không - đòi hỏi người phán đoán phải quyết định.
Khả năng quyết đoán của người đàm phán cao hay thấp có quan hệ trực tiếp đến lòng tin của họ.
Người có lòng tin mãnh liệt, xử lý vấn đề nhanh chóng, quyết đoán. Người dám thách thức hiểm nguy,