Trên đường đi, vào một đêm nọ, một người lạ mặt xuất hiện và đòi đấu vật với
Jacob. Hai người giao đấu với nhau đến tận mờ sảng. Người lạ mặt thấy không thể
thắng được Jacob, bèn đánh một cú vào đùi Jacob, khiến ông bị sải gân đùi.
Người lạ mặt nói: “Trời sáng rồi, hãy để ta đi!”
Nhưng Jacob không chịu: “Ngài không chúc phúc cho tôi, tôi sẽ không để ngài đi”.
Người kia bền hỏi ông: “Ngươi tên là gì?”
Jacob bền nói tên họ của mình cho người lạ mặt biết.
Người lạ mặt nói: “Tên của ngươi sè không còn là Jacob, mà se đổi là Israel. Vì ngươi
đã đấu thắng được cả thần linh”.
Israel là danh xưng sau khi lập quốc của người Do Thái. Nó có ý nghĩa là “người đấu
vật với thần linh”.
Thiên Chúa thi đấu với con người, lại sử dụng một động tác không hợp lệ. Nhưng
vì sao người Do Thái lại ghi chép tường tận câu chuyện ấy vào “Kinh Cựu Ước” -
bộ sách thiêng liêng nhất của dân tộc mình? Phải chăng họ có thái độ không mấy
tôn kính đối với Thiên Chúa?
Có thể là trong cách thức đấu vật của người Do Thái cổ, không có quy định “thành
văn rõ ràng” về việc dùng tay đánh vào đùi của đối thủ. Trong trường hợp đó,
Thiên Chúa chỉ đơn thuần là đã lách được kẽ hở của một quy định không mấy chặt
chẽ. Còn chuyện con cái Thiên Chúa, tức dân Do Thái ghi chép lại câu chuyện
Thiên Chúa lợi dụng khe hở, lý do xác đáng nhất có thể đưa ra là do nhu cầu thần
thánh hóa hành động “luồn lách khe hở”, tức khả năng hành động phi pháp trong
sự hợp pháp.
Luồn lách khe hở pháp luật
Theo logic, tôn trọng pháp luật thì phải tôn trọng mọi quy định của pháp luật, từ
nội dung, phương thức, cho đến trình tự và đương nhiên là cả khe hở. Một là vì
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn