con đường khác, tìm cách đưa số cổ phiếu của mình vào trong tủ bảo hiểm của
ngân hàng. Xét trên góc độ an toàn và độ tin cậy, sự chênh lệch giữa kho bạc và
ngân hàng là không đáng kể, chỉ có vấn đề thu phí là hoàn toàn khác nhau.
Đây chính là lối “tư duy ngược chiều” mà thương nhân Do Thái đã vận dụng hết
sức khéo léo.
Trong tình huống thông thường, một người vay tiền đương nhiên luôn mong
muốn có thể dùng lượng thế chấp thấp nhất để vay được một số tiền cao nhất.
Trong khi ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong việc cho vay, sẽ
không bao giờ cho phép số tiền được vay gần với giá trị thực của vật thế chấp. Vì
vậy, các ngân hàng hầu hết đều chỉ quy định giới hạn cao nhất đối với số tiền được
vay, chứ không bao giờ quy định giới hạn thấp nhất. Chính điều này đã kích thích
cho lối “tư duy ngược chiều” của thương nhân Do Thái: trong trường hợp này khi
vay tiền, tiền lãi chính là mức “phí bảo hiểm” mà ông ta phải chi ra. Và vi không có
quy định giới hạn thấp nhất đối với số tiền được vay, ông ta đương nhiên có
quyền chỉ vay 1 đô la, qua đó hạ mức “phí bảo hiểm” xuống chỉ còn “6 cent” mà
thôi.
Với quyết định chỉ vay 1 đô la, lợi tức mà phía ngân hàng thu dược trong một năm
gần như là con số không, đơn giản chỉ là phục vụ không công cho thương nhân Do
Thái, trong khi lại phải gánh vác một trách nhiệm khá nặng nề.
Đương nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười, nhưng phương pháp tính toán chi ly,
độc đáo về mức phí bảo hiểm của thương nhân Do Thái trong việc ký gởi 500 ngàn
đô la chắc chắn không chỉ đơn giản như vậy. Lối “tư duy ngược chiều” và khéo léo
vận dụng pháp luật đã phản ánh trí tuệ thông minh tuyệt đĩnh của người Do Thái.
Khéo dùng quốc tịch, tránh thuế hợp pháp
® Che trời vượt biển
Johnny là một thương nhân người Mỹ gốc Do Thái, đã lăn lộn trong thương
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn