luật, thuế khóa. Trong cuộc sống sinh nhai phiêu dạt, người Do Thái đã dần dần có
được kinh nghiệm trong việc lựa chọn cho mình một nơi dừng chân thích hợp. Đặc
biệt là các thương nhân Do Thái, dần dần biết cách lợi dụng quốc tịch, tìm ra con
đường thuận lợi cho hoạt động thương nghiệp của mình. Đến nay, lợi dụng quốc
tịch đã trở thành một kinh nghiệm hoạt động thương mại của người Do Thái.
Tuân thủ pháp luật cục bộ, khéo léo trong việc tuân
thủ pháp luật thuần túy
“Tuân thủ pháp luật cục bộ” là khéo léo lợi dụng một bộ phận có lợi, tránh né bộ
phận không có lợi cho mình trong toàn bộ hệ thống pháp luật mà vẫn đảm bảo
không phạm luật về mặt hình thức. Ngoài ra, còn có thêm một mánh khóe khác -
“dùng ngược pháp luật”.
Khoảng năm 1968, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển tăng tốc, cán
cân mậu dịch quốc tế xuất hiện tình trạng xuất siêu. Đồng yên Nhật ngày càng giữ
được vị thế vững chắc trên các thị trường tiền tệ châu Âu, trong khi đồng đô la Mỹ
ngày càng trở nên yếu thế. Tỉ giá giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ có sự biến
đổi to lớn, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Nhật, tức dự trữ đồng đô la Mỹ của Nhật
ngày càng nhiều.
Trước tình hình đó, người Do Thái đã tập trung tất cả tiền vốn, bán hết đô la Mỹ
cho người Nhật. Bởi họ biết chắc rằng, sự tăng giá của đồng yên Nhật chỉ còn là
chuyện sớm muộn. Các thương nhân Do Thái đánh giá: sự chênh lệch quá lớn
trong tỉ giá hối đoái giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ sẽ là một cơ hội giúp họ
phát tài. Vì vậy, thậm chí họ còn vay mượn ngân hàng, bán đồng đô la vào Nhật.
Sau đó, người Do Thái đã lợi dụng hai điều khoản thanh toán trước bằng ngoại hối
và giải trừ hợp đồng, đường đường chính chính bán ra và mua vào đồng đô la Mỹ
trong thị trường ngoại hối Nhật Bản tưởng chừng đã bị khóa chặt. Phương pháp
mà họ sử dụng là: trước tiên sẽ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu của Nhật Bản, lợi dụng tối đa phương thức thanh toán trước bằng ngoại hối,
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn