việc hoàn thành sau đó có thể được cơ cấu hoá như
doanh nghiệp mới hoặc phát triển dòng sản phẩm.
24. Bước đột phá về khái niệm cơ bản dẫn đến những
kết luận trong đoạn này xuất phát từ các nghiên cứu
chuyên đề của Rebecca M. Henderson và Kim B. Clark,
“Architectural Innovation: The Reconfiguration of
Existing Systems and the Failure of Established Firms,”
Administrative Science Quarterly 35 (1990): 9–30. Đây
là nghiên cứu, theo quan điểm của chúng tôi, nâng trạng
thái xây dựng lý thuyết trong nghiên cứu quá trình từ
phân loại dựa trên thuộc tính thành dựa trên hoàn cảnh.
Ý tưởng cơ bản của họ là trong một khoảng thời gian,
các mô hình giao tiếp, tương tác và phối hợp giữa những
người chịu trách nhiệm thiết kế một sản phẩm mới (quy
trình phát triển sản phẩm mà công ty dựa vào) sẽ phản
ánh mô hình trong đó các thành phần của sản phẩm
tương tác với cấu trúc sản phẩm. Trong hoàn cảnh mà
cấu trúc không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác,
quy trình theo thói quen này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các loại tương tác cần thiết cho thành công. Nhưng
trong hoàn cảnh mà các tổ chức phát triển phải thay đổi
cấu trúc đáng kể để nhân viên cần tương tác với những
người khác về các chủ đề khác và với thời gian khác
nhau, thì cùng một quá trình quen thuộc sẽ cản trở sự
thành công. Trong nhiều cách, sự phán đoán và khuyến