Nếu đó là vì những tác nhân bên ngoài như chiến tranh hay suy thoái mà
không ảnh hưởng đến giá trị thực của cổ phiếu, thì thay vì bán, bạn phải
nhân cơ hội này để mua thêm vào vì bạn biết chiến tranh hay suy thoái rồi
cũng sẽ qua đi, lúc ấy bạn sẽ giàu hơn rất nhiều. Nếu nguyên nhân là vì
những quyết định sai lầm của ban lãnh đạo làm ảnh hưởng lợi nhuận ngắn
hạn nhưng không ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài của
công ty (ví dụ trong trường hợp Mattel mua lại công ty khác dẫn đến lỗ 200
triệu đô), thì đây cũng là cơ hội tốt để tận dụng nỗi sợ hãi ngắn hạn của thị
trường mà mua thêm.
Tuy vậy, nếu giá cổ phiếu giảm vì tin xấu không phải nhất thời, bạn hãy
bán ngay! Ví dụ, nếu công ty mất lợi thế cạnh tranh, giảm tỉ lệ lợi nhuận vì
một đối thủ mạnh tham gia thị trường, hay vì tổng giám đốc bị dính vào vụ
xì căng đan không thể khôi phục lại, thì tốt nhất ta nên cắt lỗ. Nhìn chung,
bạn chỉ nên bán cổ phiếu khi rơi vào một trong năm trường hợp sau:
Trong trường hợp của Osim International, khi giá cổ phiếu đạt mức 1,90
đô (vượt quá giá trị thực) vào tháng 9 năm 2006, tôi bán toàn bộ số cổ phiếu
để thu về lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu Osim tăng cao hơn giá trị thực 1,70 đô
KHÔNG phải là lý do chính khiến tôi quyết định bán. Có những lúc tôi vẫn
tiếp tục giữ cổ phiếu cho dù giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực. Tôi bán cổ