tôi và cho gia đình mỗi người chính là nhờ vào những ý tưởng trong đầu
chúng tôi. Những ý tưởng đó sẽ không xuất hiện nếu chúng tôi không đầu tư
học tập về tài chính.
Cách đây còn chưa lâu lắm, tài sản của một công ty thường được đánh
giá dựa trên những tài sản hữu hình, như máy móc, nhà xưởng, vật dụng và
đất đai. Giá trị của công ty chính là tổng số tiền của những thứ đó cộng lại.
Ngày nay, hơn 90% giá trị của công ty là tài sản vô hình hay tài sản trí tuệ.
Hãy nhìn vào Google, Microsoft, Nike, Berkshire Hathaway hay Ebay mà
xem. Mỗi công ty này trị giá hàng tỉ đô và kiếm được hàng trăm triệu đô mỗi
năm, thế mà tổng số tài sản hữu hình của họ lại chẳng đáng bao nhiêu. Toàn
bộ nhà xưởng, tài khoản ngân hàng, hàng tồn kho và thiết bị văn phòng cộng
lại chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị công ty. Nike thậm chí còn không có
một nhà máy nào. Giá trị của những công ty này nằm trong ý tưởng và trí tuệ
của những người làm việc ở đó.
Bạn cũng vậy! Hơn 90% tài sản của bạn không phải là những gì bạn có
trong ví hay gửi ngân hàng, mà nằm trong đầu bạn. Trong thời đại thông tin
hiện nay, một ý tưởng độc đáo có thể kiếm được hàng tỉ đô. Đó là cách mà
một thanh niên không bằng đại học, không tiền bạc, làm việc ngay trong nhà
xe của bố mẹ nuôi, có thể trở thành triệu phú ở tuổi 25 (tôi muốn nói đến
Steve Jobs, Giám đốc công ty Apple Computers).
Đó cũng là con đường đã giúp cho một người Ấn Độ 35 tuổi, lưu lạc đến
một đất nước xa lạ (Singapore), không một đồng lận lưng và không có gì
ngoại trừ lời mời làm việc cho một công ty, xây dựng được một công ty toàn
cầu với thu nhập hàng năm lên đến 3,4 tỉ đô, với 800 nhân viên thuộc 31
nước chỉ trong vòng 5 năm (Vikas Goel, Giám đốc công ty eSys
Technologies).
Những nghiên cứu mới nhất về não bộ cho chúng ta thấy một sự thật
đáng kinh ngạc: tất cả chúng ta, về căn bản, đều có lượng nơ-ron (tế bào thần
kinh) như nhau, và vì vậy, chúng ta có cùng tiềm năng phi thường của não