bài tập về nhà, đánh răng, dọn phòng) trước khi làm bất cứ việc gì khác.
Khi bạn thấy cái gì bừa bộn, hãy dọn dẹp sạch sẽ.
Khi bạn thấy bố/mẹ đi về tay xách nách mang nhiều thứ, hãy chạy ra
giúp bố/mẹ mang vào nhà.
Khi mẹ bạn hoặc người giúp việc nấu cơm xong, hãy dọn bàn ăn.
Bây giờ, để tôi mách bạn một câu nói thần kỳ khác, có thể thay đổi
thái độ của cha mẹ đối với bạn. Hãy đến bên cha mẹ và nói:
“Con có thể giúp bố mẹ được việc gì
không?”
Sau khi họ đã “hoàn hồn” lại vì ngạc nhiên, chắc chắn họ sẽ hoàn
toàn thay đổi cách nhìn và đối xử với bạn. Thái độ chủ động của bạn sẽ
đi đôi với việc “độc lập” và “có trách nhiệm” trong mắt cha mẹ. Họ sẽ
bắt đầu tin tưởng bạn hơn vì biết rằng bạn có thể làm mọi chuyện mà
không cần đợi họ nhắc nhở.
3. Bắt chuyện trước
Cha mẹ thường không vui khi thấy
chúng ta có thể tán dóc với bạn bè hàng giờ
đồng hồ nhưng lại không chịu nói chuyện
với họ. Tình hình còn tệ hơn khi chúng ta
trả lời nhát gừng khi họ mở miệng hỏi:
“Tốt!”, “Chẳng có gì”, “Có”, “Không”. Bạn
có biểu hiện giống vậy không?
Tôi cũng hiểu rằng đôi khi việc nói quá
nhiều cũng mang lại lắm phiền phức. Cha
mẹ có thể phán xét, chỉ trích và bảo chúng ta phải làm theo ý họ. Điều
này cực kỳ khó chịu. Thế là sau một thời gian, rút kinh nghiệm, chúng
ta thà ngậm miệng lại còn hơn.
Tuy vậy, khi chúng ta không cởi mở trò chuyện với các bậc phụ
huynh, họ sẽ nghĩ rằng chúng ta đang giấu họ chuyện gì. Đó là lúc họ
bắt đầu cư xử “điên rồ” và vặn vẹo chúng ta đủ điều.
Nếu bạn muốn cha mẹ hiểu và tin tưởng mình hơn, hãy là người đi
bước đầu tiên trong việc giao tiếp với họ! Khi về đến nhà, hãy kể cho họ
nghe một vài chuyện đã xảy ra trong ngày với bạn. Hãy thể hiện sự quan
tâm đối với cha mẹ. Hãy hỏi họ, “Hôm nay bố/mẹ có gì vui không?”
Bạn không thể tin được là việc làm nhỏ như thế lại hiệu nghiệm đến
176