Vậy thì điều gì ngăn cản hầu hết mọi
người không hành động? Điều gì khiến họ
không rèn luyện mỗi ngày để sẵn sàng cho
cuộc chơi lớn sắp diễn ra? Điều gì khiến họ
không giao tiếp một cách tích cực với cha
mẹ?
Thông thường, có hai loại cảm xúc ngăn
chặn con người hành động: đó là sự lười
biếng và nỗi sợ hãi. Bạn hãy nghĩ xem, có
phải đây chính là những cảm xúc khiến bạn
không làm những việc nên làm? Cảm giác
lười biếng khiến bạn liên tục trì hoãn công
việc từ ngày này sang ngày khác. Còn những
nỗi sợ như sợ thất bại, sợ bị bạn bè chế nhạo, v.v… khiến bạn dậm chân
tại chỗ không dám hành động.
Trong chương 6, bạn sẽ học được cách lập trình não bộ để vượt qua
sự lười biếng và tự tạo động lực cho bản thân ngay tức thì.
Về phần mình, tôi cũng đã thực hiện bước thứ 3 này. Một khi tôi đã
thiết lập mục tiêu và học được những phương pháp đúng đắn, tôi quay
về trường và hành động quyết liệt. Tôi kiên trì áp dụng những phương
pháp học được và bắt đầu đạt kết quả mong muốn.
Khi bạn hành động và đạt được mục tiêu mà bạn đề ra, bạn sẽ có cái
gọi là “thành công”. Ví dụ, nếu bạn nỗ lực chứng minh khả năng của
mình để giành lấy vị trí lớp trưởng, rồi bạn được bầu làm lớp trưởng, tức
là bạn đã thành công.
Tuy nhiên, có phải BAO GIỜ bạn cũng thành công khi bạn bắt tay
vào hành động không? Tất nhiên là không! Sẽ có nhiều lần bạn hành
động nhưng không đạt được mục tiêu. Người đời gọi đây là THẤT BẠI!
Con người thường sợ thất bại, sợ đến nỗi họ thà không đặt ra mục tiêu
ngay từ đầu còn hơn phải thấy mình không đạt được nó. “Chuyện gì sẽ
xảy ra nếu mình đề ra mục tiêu nhưng rồi thất bại?” là những gì đa số
mọi người nghĩ, và rằng, “An toàn nhất là đừng mơ mộng gì cả và chấp
nhận khẩu phần mà cuộc đời mang đến cho mình.”
Nhiều người trong chúng ta được dạy để tin rằng những người thành
công là những người chưa từng nếm mùi thất bại bao giờ và lúc nào
22