Trở lại câu chuyện của tôi, có phải tôi cũng “thất bại” nhiều lần trước
khi đạt được mục tiêu không? Chắc chắn rồi!
Ở
Singapore, bạn buộc phải thi đậu môn tiếng Hoa để đủ tiêu chuẩn
vào học trung học và đại học. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ môn tiếng Hoa
ấ
y là môn “khó nhai” nhất đối với tôi, gần như tôi không bao giờ đủ
điểm đậu môn này, chứ đừng nói đến chuyện đạt điểm cao. Thêm một
cái khó nữa là tôi sinh trưởng trong một gia đình không ai sử dụng tiếng
Hoa trong giao tiếp hàng ngày.
Vì thế, từ những ngày đầu cắp sách đến
trường, tôi đã chẳng hiểu giáo viên tiếng Hoa
nói gì cả. Sau nhiều lần bị cô giáo mắng là “ngu
dốt”, tôi dị ứng với môn này luôn và thề không
bao giờ học nó. Lẽ đương nhiên là tiếng Hoa của
tôi tệ hết chỗ nói, bất cứ bài kiểm tra hay kỳ thi
nào của tôi cũng toàn nhận điểm 2-3.
Lên cấp hai, tôi tiếp tục thi rớt môn tiếng
Hoa (thậm chí tôi còn chẳng thèm học nó nữa). Cứ như thế cho đến khi
tôi hoảng hốt nhận ra mình phải vượt qua cửa ải này thì mới mong vào
được cấp ba. Thế là tôi đề ra mục tiêu phải đạt 6 điểm rưỡi cho môn này
trong vòng một năm.
Sau khi có mục tiêu cụ thể rồi, tôi bắt đầu tìm kiếm phương pháp
giúp tôi ghi nhớ từ vựng tiếng Hoa và ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi. Tôi
dốc toàn lực cho kỳ thi cuối năm. Tuy nhiên, lần này tôi chỉ được có 4
điểm.
Thi rớt nhiều lần… nhưng quyết không bỏ
cuộc
Tôi xem lần thi rớt này của mình như một bài học kinh nghiệm và
bắt đầu học lại ngữ pháp, chính tả và từ vựng tiếng Hoa. Một lần nữa, tôi
đặt mục tiêu đạt 6,5 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp cấp hai vào tháng 6
năm 1990. Vậy mà khi nhận được kết quả, tôi biết mình lại thi rớt với số
điểm thấp hơn 4. Hóa ra là các kỳ thi quốc gia khó hơn tôi tưởng nhiều
và thế là tôi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa.
Tôi bắt đầu đâm lo lắng không biết liệu mình có thể vượt qua cửa ải
này không. Mọi chuyện còn tệ hại hơn khi thậm chí giáo viên tiếng Hoa
cho rằng tôi thuộc diện “không còn hy vọng”. Tuy vậy, tôi tự lên dây cót
25