tiết quá nóng bức”.
Thứ hai, kẻ thất bại chọn cách đổ lỗi cho tất cả mọi người ngoại trừ
bản thân mình. Chẳng hạn, họ đổ lỗi cho thầy cô (“Tại thầy dạy dở”), đổ
lỗi cho cha mẹ (“Mình thừa hưởng gien di truyền học dở từ cha mẹ”
hoặc “Bố mẹ không hề động viên mình!”).
Cuối cùng, thay vì cải thiện bản thân, kẻ
thất bại dành thời gian than phiền về việc tại
sao mọi chuyện lại ra nông nỗi này.
Bạn thân mến, nếu bạn nhận thấy mình
làm một trong ba điều trên thì cũng đừng
cảm thấy tội lỗi. Đây là chuyện bình thường.
Hầu hết các cô cậu tuổi teen đều lâm vào
trạng thái “kẻ thất bại” mà không hề biết. Tôi phải thừa nhận rằng tôi
rơi vào trạng thái này hơi bị nhiều thời còn đi học. Vậy điều gì sẽ xảy ra
khi bạn cứ tiếp tục cư xử như kẻ thất bại? Thì bạn sẽ là một kẻ thất bại
suốt đời!
Vấn đề là ở chỗ: mặc dù việc đổ lỗi khiến chúng ta cảm thấy thoải
mái, nhẹ nhõm một chút, nó không thay đổi được gì cả! Chúng ta sẽ vẫn
tiếp tục nhận được kết quả tệ hại. Chúng ta sẽ vẫn thất bại trong tương
lai, và khi ấy, chúng ta sẽ còn cảm thấy tồi tệ hơn nhiều.
Khi bạn đổ lỗi cho một ai đó hoặc việc gì đó,
bạn đang chối bỏ sức mạnh của mình
Thật vậy, khi bạn đổ lỗi cho một người khác hoặc một việc khác, bạn
đang nhường lại sức mạnh của mình cho họ! Ví dụ, nếu bạn thi trượt
môn tiếng Anh và cho rằng đó là vì ông thầy dạy dở, điều này có nghĩa
là chính ông thầy đó là người quyết định thành công của bạn! Vậy thì
bạn không có khả năng thay đổi kết quả của mình; chỉ có ông thầy mới
có thể làm được điều này.
Đó là lý do tại sao kẻ thất bại suốt đời cảm thấy vô vọng và bất lực.
Họ đinh ninh rằng để mọi việc thay đổi thì người khác phải thay đổi.
Thế là họ giao phó cuộc đời mình cho người khác hoặc những việc xung
quanh mình. Họ thường nói những câu như thế này,“Tôi là vậy đấy”,
“Tôi chẳng thể làm gì khác được”, “Đó không phải là lỗi của tôi”, và
“Người ta làm hỏng cả ngày của tôi”.
38