của Đại sứ quán Hoa Kỳ; Điều phối viên các chương trình Học
kỳ quân đội tại Trung tâm giáo dục thanh thiếu niên miền
Nam (SYC) năm 2010; Cộng tác viên chương trình Tàu Thanh
Niên Đông Nam Á 2010 (SSEAYP).
Ngay từ khi có ý định tìm một công việc làm thêm, tôi đã
nghĩ ngay đến nghề báo. Bản thân tôi rất yêu nghề này nên
tôi đã xin làm cộng tác viên viết bài cho những tờ báo dành
cho bạn trẻ, rồi dần dần trở thành cộng tác viên thường
xuyên, cộng tác viên đặc biệt được nhận lương.
Ngoài ra, tôi cũng tận dụng những
mối quan hệ bạn bè, các anh chị khóa
trước để cộng tác thêm ở một vài tờ
báo khác nhau. Còn với các công ty
truyền thông thì tôi thực hiện phương
châm: nắm chắc và tận dụng từng cơ
hội đến với mình. Sau khi có một bài
báo nhỏ viết về tôi, một công ty
truyền thông đã tìm cách liên lạc và
mời tôi hợp tác. Lúc đầu tôi cũng ngơ
ngơ ngác ngác, nhưng rồi tôi tự nhủ
cứ chịu khó học hỏi, để ý và tuân thủ
theo nguyên tắc làm việc của công ty,
có thế mới tiến bộ được. Ngoài ra, hiện nay, các công ty luôn
có đất dành cho các cộng tác viên tự do nên nếu như bạn thật
sự muốn “dấn thân”, thử sức thì đừng ngại bước tới và thể
hiện mình.
Nhưng để chu toàn mọi thứ từ việc học và công việc làm
thêm, công việc thiện nguyện thì tôi đã phải nỗ lực rất nhiều.
Khi mở máy tính lên, tôi biết có rất nhiều thứ sẽ “quyến rũ”
mình và điều mình cần làm lúc này là phải tập trung vào
những gì đang cần thực hiện. Tôi lên danh sách những việc
cần giải quyết trong ngày theo thứ tự ưu tiên, sau đó quyết
tâm hoàn thành thật tốt từng việc một, rồi cuối cùng mới đến
các công việc làm thêm, viết báo… Thậm chí, có khi tôi phải
rút dây Internet để tập trung toàn bộ tâm trí cho một công
việc nào đó không cần dùng đến Internet.
Làm việc một cách khoa học còn thể hiện qua việc sắp xếp
lịch hẹn. Nhà ở tận Hóc Môn, xa trung tâm thành phố nên
mỗi khi đi công việc tôi đều sắp xếp sao cho trong một lần di
chuyển tôi có thể đến được vài nơi - để tiết kiệm thời gian, sức
157