CHƯƠNG 2
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh
phúc.
Ngạn ngữ Gruzia
Học giỏi để làm gì?
Ai cắp sách đến trường chắc cũng từng mong muốn được ngợi khen
là “học giỏi”. Học giỏi không chỉ có nghĩa là được điểm cao. Vì điểm số
đôi khi chỉ là một trong những bằng chứng cho thấy bạn trình bày
những điều bạn hiểu biết lưu loát đến đâu. Điểm số chỉ là những “lát
cắt” của quá trình học tập để đạt đến chữ giỏi. Đôi khi, thi bị điểm thấp,
bạn vẫn an ủi mình là “học tài thi phận” đấy thôi!
Khái niệm “học giỏi” mà chúng ta bàn đến ở đây là sự hiểu biết các
kiến thức một cách sâu rộng và có hệ thống, là khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Là một Sinh viên xuất sắc thì thật sự có
những thuận lợi gì, có giúp ích gì cho cuộc sống sau này không? Hay hỏi
ngắn gọn là “học giỏi” để làm gì nhỉ?
Trước hết, chúng ta hãy thử nghĩ xem, học giỏi có lợi gì cho chính
chúng ta.
Học giỏi để thi đâu đậu đó, để vào Đại học, nếu đủ khả năng còn có
thể lên cao học rồi thành tiến sĩ. Như vậy, mục tiêu học giỏi rõ ràng là để
đường công danh thuận lợi rồi. Có ai không học mà tự nhiên trở thành
ông Nghè, bà Cử đâu? Có ai không học mà được làm bác sĩ, kỹ sư đâu?
Bằng cấp không phải là cách duy nhất để chúng ta thăng tiến, có chỗ
đứng tốt, nhưng đó là con đường ngắn nhất cho chúng ta khẳng định
bản thân, tự tạo cho mình có cơ hội tiến thân, làm việc.
Học giỏi để dễ… làm giàu. Cùng một khoảnh đất, nhưng người có
kiến thức sẽ có thể biết được, hiểu được cách “bắt” đất cằn sinh hoa lợi
lâu dài. Cùng một số tiền, nhưng người giỏi sẽ nhận ra phương pháp nào
nhanh chóng và hiệu quả hơn để số tiền ấy nhân đôi, nhân ba. Có thể
bạn sẽ biện hộ “Đó chỉ là may mắn!”. Thế bạn đã đọc cuốn “Bí mật của
may mắn”
chưa? Theo các tác giả thì có hai loại may mắn: sự may
mắn tình cờ và sự may mắn thật sự. Quyết định đó là loại may mắn gì
nằm ở mỗi con người chúng ta. Nếu bạn chỉ cần trả lời đại mà may
mắn… thi đậu thì may mắn đó là tình cờ và sẽ qua đi nhanh chóng, khó
19