Chính vì thế chúng ta cần thay đổi tư duy, hiểu biết, thái độ và kỹ năng
sống. Hãy nghĩ ra nhiều cách khác nhau để tự đánh giá mình một cách
liên tục và trung thực. Ví dụ như việc chúng ta đặt những câu hỏi, phát
biểu trong lớp cũng là đã giúp chúng ta tự kiểm tra xem chúng ta có
hiểu bài hay không.
•
R
ethink: Tái tạo tư duy
Có thể nói nôm na đây là giai đoạn phát triển tiến hóa trong việc học
của chúng ta. Học là hiểu chứ không phải là thuộc bài. Hiểu để chúng ta
suy nghĩ sâu hơn, tư duy cao hơn so với giáo trình, bài giảng của thầy
cô, và xem xét nội dung bài học từ những khía cạnh khác nhau. Và tư
duy phản biện là cách áp dụng tốt nhất ở giai đoạn này.
Để tái tạo tư duy nhằm duy trì năng lượng học tập, chúng ta phải tìm
cách tái tạo sinh lực và tâm hồn mình. Nếu chỉ biết học, học và học thì
thật khó cho chúng ta học tốt và phát triển toàn diện. Hãy kết hợp thư
giãn bằng các hoạt động giải trí và các hoạt động ngoại khóa. Nếu không
biết cách nghỉ ngơi, giải trí hợp lý thì chắc chắn chúng ta cũng khó học
hiệu quả. Vì thế đừng để bạn bè phải đặt cho bạn những biệt danh “con
mọt sách” hay “máy tính di động”.
Rõ ràng, học là một quá trình chủ động chứ không phải thụ động,
lười biếng kiểu “há miệng chờ sung”. Vậy thì tại sao chúng ta không bắt
tay chuẩn bị ngay từ bây giờ?
Chuẩn bị học như thế nào?
Trước tiên là bạn phải xác định mục tiêu học tập của mình. Có như
thế, bạn mới chuẩn bị được tâm thế để tiếp thu bài giảng.
Trên lớp sẽ có đầy đủ, từ những cách
truyền thống như nghe thầy cô giảng bài trên
lớp giống như thời Trung học, đến việc học
qua các bài tập tình huống, bài tập đóng vai,
bài tập mô phỏng, học bằng video, thảo luận
nhóm… Ngoài lớp học, bạn vẫn có thể tiếp
tục thu nhận kiến thức thông qua việc học
nhóm, làm thí nghiệm, đi thực địa… Do đó,
bạn cần chuẩn bị tâm lý và nỗ lực làm quen
với nhiều phong cách giảng dạy của giảng viên, nhiều cách thức tổ chức
lớp học và nhiều phương pháp học tập khác nhau.
Nên dành vài phút để đọc lướt qua tài liệu sẽ học trước khi nghe
giảng. Khi biết được những điểm quan trọng, vấn đề khó khăn, bạn sẽ có
xu hướng chú ý hơn lúc thầy cô giảng bài. Nhưng lưu ý là xem trước
56