thiết hay chưa, các sách tham khảo giảng viên giới thiệu tìm ở đâu và có
cần thiết phải mua để đọc hết… Tìm hiểu xem tính cách của giảng viên
đó là dễ chịu hay khó gần để nếu như bạn có câu hỏi thì bạn có nên đưa
ra sau giờ học hay hỏi ngay trong giờ học, lúc ra chơi… Những thông tin
trên sẽ giúp bạn định hướng được cách học và cách thi mà không quá lo
lắng và sợ hãi.
Khi bắt đầu, chúng ta cần làm rất nhiều điều để có kỳ thi tốt nhất,
nhưng “sức người có hạn” nên thật khó để có thể làm hết những điều lý
tưởng. Tuy nhiên, hãy cứ cố gắng hết mình và hãy tự động viên mình
rằng kiến thức ở trường Đại học chính là nền tảng để bạn có thể sử dụng
khi vào đời để bạn có thể vượt qua những chướng ngại vật.
Giữa học kỳ
Bạn cứ tưởng tượng cả ngày bạn chẳng ăn
uống gì và đến lúc gần mười giờ tối bạn mới cố
ăn thật nhiều để bù đắp lượng thức ăn cần
cung cấp của cả ngày. Thật khủng khiếp và
chắc chắn là bạn sẽ chẳng thể nào kéo dài tình
trạng “no dồn đói góp” như thế ngày này qua
ngày khác. Việc học hành cũng vậy. Học từng
chút một bao giờ cũng tốt hơn là dồn ép, nhồi
nhét trong vài ngày một lượng kiến thức khổng lồ. Việc chúng ta đều
đặn học bài mỗi ngày một ít sẽ giúp kỳ thi của bạn bớt căng thẳng và
hiệu quả hơn rất nhiều.
Bạn hãy thường xuyên xem bài vở ngay từ ở nhà, trước khi đến lớp.
Ví dụ, sáng hôm sau có tiết môn B thì hãy đọc trước nội dung trong giáo
trình để nắm ý chính và tìm ra những ý mình còn chưa rõ ràng để khi
lên lớp mình có thể trao đổi với giảng viên, cũng đừng ngần ngại đặt câu
hỏi cho giảng viên nếu bạn cảm thấy còn vướng mắc.
Đến lớp sớm và chọn những chỗ ngồi tại khu vực bàn đầu vì đây là vị
trí giúp bạn nghe giảng, tiếp thu bài tốt hơn vì những Sinh viên ngồi
bàn đầu luôn chuẩn bị bài kĩ, tập trung và không ngủ gục. Thậm chí khi
bạn không thích môn học đó thì ngồi bàn đầu cũng khiến bạn không
cảm thấy chán nản dẫn đến bỏ cuộc. Nhưng khi đã chọn bàn đầu thì bạn
cũng hãy chú ý đến tư thế ngồi của mình nhé. Ngồi bàn đầu và hãy ngồi
thẳng, im lặng vì nếu bạn ngồi với dáng vẻ chán chường mệt mỏi thì
giảng viên cũng sẽ cảm thấy ngán ngẩm và sẽ có cái nhìn thiếu thiện
cảm về bạn. Khi có vấn đề thắc mắc hãy mạnh dạn, tự tin hỏi giảng viên,
đừng e ngại. Hãy phản hồi một cách khéo léo, chân tình, nhẹ nhàng về
giờ giảng của thầy cô. Các giảng viên luôn muốn nghe những ý kiến của
Sinh viên về tiết học, bởi thầy cô cũng muốn tiến bộ hơn trong việc
96